Tin Công Nghệ - Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng phát biểu: Nhiều quốc gia quan ngại rằng, tội phạm, đặc biệt là khủng bố có thể sử dụng dịch vụ OTT để thông tin liên lạc để tránh sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng.
Trao đổi với phóng viên bên lề Tọa đàm "Dịch vụ OTT ở Việt Nam và chính sách quản lý" do Bộ TT&TT tổ chức sáng ngày 5/9/2013, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng nói rằng, các dịch vụ OTT như Skype, Yahoo, Facebook, Viber, Line, Zalo, Kakao Talk... mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng, đặc biệt là tiết kiệm chi phí thông tin liên lạc (các dịch vụ OTT đều miễn phí thoại và tin nhắn). Tuy nhiên, nhiều quốc gia đang quan ngại việc tội phạm, đặc biệt là phạm khủng bố có thể sử dụng dịch vụ OTT vào việc kết nối thông tin liên lạc nhằm tránh sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng.
"Trong bối cảnh hiện nay, các cơ quan chức năng cần có biện pháp quản lý phù hợp để vừa thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ, công nghệ mới, vừa bảo đảm an toàn, an ninh của mạng lưới dịch vụ viễn thông", Thứ trưởng Lê Nam Thắng nói.
Ông Nguyễn Phong Lộc, Giám đốc Phòng Game & Mobile, NHN Việt Nam (nhà cung cấp ứng dụng Line Messenger), nói rằng, nguy cơ mất an toàn, an ninh trên mạng hiện nay rất phổ biến, ngay cả các dịch vụ Facebook, Google.. cũng có vấn đề về an ninh. Tuy nhiên, việc đảm bảo an toàn, an ninh các dịch vụ OTT không chỉ đến từ phía nhà cung cấp dịch vụ, mà quan trọng nhất hiện nay là ý thức của người dùng. Các cơ quan truyền thông cần tuyên truyền, phổ biến để người dùng nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình khi sử dụng dịch vụ OTT.
Theo khuyến cáo gần đây của một chuyên gia an ninh mạng, đa số người dùng ở Việt Nam chưa nhận thức được nguy cơ mất an toàn, an ninh khi sử dụng dịch vụ OTT, thường không xem kỹ mọi điều khoản cam kết khi đăng ký sử dụng dịch vụ, đặc biệt là những điều khoản liên quan bảo mật. Dù ở Việt Nam chưa phát hiện vụ việc nào bị mất dữ liệu cá nhân hoặc bị ảnh hưởng do rò rỉ thông tin từ việc dùng dịch vụ OTT, nhưng không loại trừ trường hợp các nhà cung cấp dịch vụ OTT có thể can thiệp hoặc để hacker lợi dụng tấn công lấy nội dung tin nhắn, dữ liệu cuộc gọi hoặc hay danh bạ, xác định vị trí... của người dùng.
"Trong bối cảnh hiện nay, các cơ quan chức năng cần có biện pháp quản lý phù hợp để vừa thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ, công nghệ mới, vừa bảo đảm an toàn, an ninh của mạng lưới dịch vụ viễn thông", Thứ trưởng Lê Nam Thắng nói.
Ông Nguyễn Phong Lộc, Giám đốc Phòng Game & Mobile, NHN Việt Nam (nhà cung cấp ứng dụng Line Messenger), nói rằng, nguy cơ mất an toàn, an ninh trên mạng hiện nay rất phổ biến, ngay cả các dịch vụ Facebook, Google.. cũng có vấn đề về an ninh. Tuy nhiên, việc đảm bảo an toàn, an ninh các dịch vụ OTT không chỉ đến từ phía nhà cung cấp dịch vụ, mà quan trọng nhất hiện nay là ý thức của người dùng. Các cơ quan truyền thông cần tuyên truyền, phổ biến để người dùng nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình khi sử dụng dịch vụ OTT.
Theo khuyến cáo gần đây của một chuyên gia an ninh mạng, đa số người dùng ở Việt Nam chưa nhận thức được nguy cơ mất an toàn, an ninh khi sử dụng dịch vụ OTT, thường không xem kỹ mọi điều khoản cam kết khi đăng ký sử dụng dịch vụ, đặc biệt là những điều khoản liên quan bảo mật. Dù ở Việt Nam chưa phát hiện vụ việc nào bị mất dữ liệu cá nhân hoặc bị ảnh hưởng do rò rỉ thông tin từ việc dùng dịch vụ OTT, nhưng không loại trừ trường hợp các nhà cung cấp dịch vụ OTT có thể can thiệp hoặc để hacker lợi dụng tấn công lấy nội dung tin nhắn, dữ liệu cuộc gọi hoặc hay danh bạ, xác định vị trí... của người dùng.
Người dùng cần có sự am hiểu nhất định về dịch vụ mình đang sử dụng để tránh những phiền phức sau này.
TIN LIÊN QUAN:
Nhà mạng tăng cước 3G không phải vì OTT
Tin Công Nghệ - Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng khẳng định, lý do chính khiến các nhà mạng có ý muốn tăng cước dịch vụ 3G không phải do sự phát triển của các dịch vụ OTT mà do giá bán dịch vụ 3G đang thấp hơn giá thành.
Chi tiết: Nhà mạng tăng cước 3G không phải vì OTT
0 comments:
Post a Comment