Tin Công Nghệ - Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng khẳng định, lý do chính khiến các nhà mạng có ý muốn tăng cước dịch vụ 3G không phải do sự phát triển của các dịch vụ OTT mà do giá bán dịch vụ 3G đang thấp hơn giá thành.
Câu chuyện nhà mạng buộc phải tăng cước 3G là một trong những nội dung đáng chú ý tại Tọa đàm "Dịch vụ OTT ở Việt Nam và chính sách quản lý" do Bộ TT&TT tổ chức ở Hà Nội sáng nay (5/9).
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết, 4 năm trước, các nhà mạng bắt đầu đầu tư vào mạng 3G. Trong giai đoạn đầu phát triển, để kích cầu cho dịch vụ mới, nhiều nhà mạng đã giảm giá cước dưới mức giá thành. Hiện giá cước 3G tại Việt Nam rẻ nhất thế giới. Theo tính toán của các mạng di động Việt Nam, cước 3G của Việt Nam đang rẻ hơn khoảng 10 lần so với Trung Quốc và rẻ hơn khoảng 40 lần so với các nước châu Âu. Nếu tính riêng dịch vụ dữ liệu (data) thì giá cước tại Việt Nam đang thấp hơn 4 lần so với tại Trung Quốc.
"Khi sinh ra mạng 3G, các nhà mạng ở Việt Nam tính giá thành theo giá trị cận biên vì nghĩ rằng 3G sẽ tạo ra nguồn doanh thu mới bên cạnh doanh thu từ mạng 2G và chỉ dùng khoản chi phí tăng thêm để tính giá thành. Đến nay 3G dần thay thế 2G và tất cả chi phí cho 2G dồn hết cho 3G phải "gánh", vì vậy nhà mạng phải tính chuyện tăng giá cước 3G", ông Hùng nói.
Tại một cuộc họp gần đây giữa Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) với các nhà mạng, đại diện của VinaPhone cũng đề xuất điều chỉnh giá dịch vụ data 3G với lý do giá cước data đang thấp hơn giá thành. Tính ra giá cước chưa khuyến mại chỉ bằng khoảng 30 - 50% so với giá thành.
Các nhà mạng đều cho rằng nếu không tăng giá cước 3G, nhà mạng sẽ không còn nguồn lực để tái đầu tư phát triển mạng lưới, mở rộng vùng phủ sóng của 3G. Một khi chưa thể thu lợi được từ 3G thì các nhà mạng sẽ chưa thể nghĩ tới chuyện đầu tư 4G tại Việt Nam.
Liên quan tới câu chuyện tăng giá cước 3G, đã có nhiều ý kiến cho rằng lý do chính khiến nhà mạng nghĩ tới chuyện tăng giá là do sự "xâm lấn" của các dịch vụ OTT chuyên về thoại hoặc nhắn tin như Viber, Skype, Zalo, Kakao Talk... khiến nhà mạng sụt doanh thu.
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Mạnh Hùng, khó có thể đo lường con số chính xác về sự sụt giảm doanh thu của nhà mạng nhưng có lúc APRU (doanh thu trung bình của 1 thuê bao/tháng) của 1 thuê bao 3G dùng OTT đã giảm tới 15 - 20%.
Tại Tọa đàm sáng nay, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng lưu ý, lý do chính khiến các nhà mạng phải tăng giá cước 3G không phải vì OTT mà vì dịch vụ này đang được bán dưới giá thành. Có thể ví mạng 3G như 1 con đường mới xây, lúc đầu ít người qua lại thì đường rộng, có thể miễn phí hoặc lấy mức phí thấp, nay đông người qua lại thì phải thu phí cao hơn để đảm bảo có kinh phí tái đầu tư.
"Trong lĩnh vực viễn thông, lâu nay mọi người thường có tâm lý quen với chuyện giá cước đi xuống hoặc đi ngang. Nay mọi chi phí dịch vụ khác như điện, nước... đều tăng thì cước viễn thông cũng phải tăng hoặc giảm theo cơ chế thị trường giống các lĩnh vực dịch vụ khác. Người tiêu dùng cần quen dần với khái niệm tăng/ giảm cước viễn thông, cước 3G là chuyện bình thường trong kinh doanh. Theo Luật Giá mới, cơ quan quản lý không thể can thiệp vào việc tăng/giảm giá cước của doanh nghiệp, nhưng Bộ TT&TT sẽ quản lý giá cước dịch vụ viễn thông, dịch vụ 3G theo hướng quản lý bằng giá trần", Thứ trưởng Lê Nam Thắng phân tích.
Bà Lê Thị Ngọc Mơ - Phó Cục trưởng Cục Viễn thông chia sẻ quan điểm: "Bộ TT&TT không ủng hộ hoặc bắt doanh nghiệp viễn thông bán dịch vụ dưới giá thành mà phải bán đúng với giá thành. Tăng cước 3G cũng là cơ hội để nhà mạng tăng cơ hội kinh doanh".
Trái ngược với những quan điểm khá gay gắt trước đây khi nói về mối quan hệ giữa các nhà mạng với các nhà cung cấp dịch vụ OTT (thậm chí có ý kiến đề xuất cấm phát triển dịch vụ OTT tại Việt Nam để không gây thiệt hại cho các nhà mạng), bà Mơ lại gợi ý nhà mạng hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ OTT để đưa ra gói cước phù hợp bởi đây sẽ là một cách để trả lại doanh thu cho nhà mạng mà vẫn đảm bảo sự phát triển của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết, 4 năm trước, các nhà mạng bắt đầu đầu tư vào mạng 3G. Trong giai đoạn đầu phát triển, để kích cầu cho dịch vụ mới, nhiều nhà mạng đã giảm giá cước dưới mức giá thành. Hiện giá cước 3G tại Việt Nam rẻ nhất thế giới. Theo tính toán của các mạng di động Việt Nam, cước 3G của Việt Nam đang rẻ hơn khoảng 10 lần so với Trung Quốc và rẻ hơn khoảng 40 lần so với các nước châu Âu. Nếu tính riêng dịch vụ dữ liệu (data) thì giá cước tại Việt Nam đang thấp hơn 4 lần so với tại Trung Quốc.
"Khi sinh ra mạng 3G, các nhà mạng ở Việt Nam tính giá thành theo giá trị cận biên vì nghĩ rằng 3G sẽ tạo ra nguồn doanh thu mới bên cạnh doanh thu từ mạng 2G và chỉ dùng khoản chi phí tăng thêm để tính giá thành. Đến nay 3G dần thay thế 2G và tất cả chi phí cho 2G dồn hết cho 3G phải "gánh", vì vậy nhà mạng phải tính chuyện tăng giá cước 3G", ông Hùng nói.
Tại một cuộc họp gần đây giữa Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) với các nhà mạng, đại diện của VinaPhone cũng đề xuất điều chỉnh giá dịch vụ data 3G với lý do giá cước data đang thấp hơn giá thành. Tính ra giá cước chưa khuyến mại chỉ bằng khoảng 30 - 50% so với giá thành.
Các nhà mạng đều cho rằng nếu không tăng giá cước 3G, nhà mạng sẽ không còn nguồn lực để tái đầu tư phát triển mạng lưới, mở rộng vùng phủ sóng của 3G. Một khi chưa thể thu lợi được từ 3G thì các nhà mạng sẽ chưa thể nghĩ tới chuyện đầu tư 4G tại Việt Nam.
Liên quan tới câu chuyện tăng giá cước 3G, đã có nhiều ý kiến cho rằng lý do chính khiến nhà mạng nghĩ tới chuyện tăng giá là do sự "xâm lấn" của các dịch vụ OTT chuyên về thoại hoặc nhắn tin như Viber, Skype, Zalo, Kakao Talk... khiến nhà mạng sụt doanh thu.
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Mạnh Hùng, khó có thể đo lường con số chính xác về sự sụt giảm doanh thu của nhà mạng nhưng có lúc APRU (doanh thu trung bình của 1 thuê bao/tháng) của 1 thuê bao 3G dùng OTT đã giảm tới 15 - 20%.
Tại Tọa đàm sáng nay, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng lưu ý, lý do chính khiến các nhà mạng phải tăng giá cước 3G không phải vì OTT mà vì dịch vụ này đang được bán dưới giá thành. Có thể ví mạng 3G như 1 con đường mới xây, lúc đầu ít người qua lại thì đường rộng, có thể miễn phí hoặc lấy mức phí thấp, nay đông người qua lại thì phải thu phí cao hơn để đảm bảo có kinh phí tái đầu tư.
"Trong lĩnh vực viễn thông, lâu nay mọi người thường có tâm lý quen với chuyện giá cước đi xuống hoặc đi ngang. Nay mọi chi phí dịch vụ khác như điện, nước... đều tăng thì cước viễn thông cũng phải tăng hoặc giảm theo cơ chế thị trường giống các lĩnh vực dịch vụ khác. Người tiêu dùng cần quen dần với khái niệm tăng/ giảm cước viễn thông, cước 3G là chuyện bình thường trong kinh doanh. Theo Luật Giá mới, cơ quan quản lý không thể can thiệp vào việc tăng/giảm giá cước của doanh nghiệp, nhưng Bộ TT&TT sẽ quản lý giá cước dịch vụ viễn thông, dịch vụ 3G theo hướng quản lý bằng giá trần", Thứ trưởng Lê Nam Thắng phân tích.
Bà Lê Thị Ngọc Mơ - Phó Cục trưởng Cục Viễn thông chia sẻ quan điểm: "Bộ TT&TT không ủng hộ hoặc bắt doanh nghiệp viễn thông bán dịch vụ dưới giá thành mà phải bán đúng với giá thành. Tăng cước 3G cũng là cơ hội để nhà mạng tăng cơ hội kinh doanh".
Trái ngược với những quan điểm khá gay gắt trước đây khi nói về mối quan hệ giữa các nhà mạng với các nhà cung cấp dịch vụ OTT (thậm chí có ý kiến đề xuất cấm phát triển dịch vụ OTT tại Việt Nam để không gây thiệt hại cho các nhà mạng), bà Mơ lại gợi ý nhà mạng hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ OTT để đưa ra gói cước phù hợp bởi đây sẽ là một cách để trả lại doanh thu cho nhà mạng mà vẫn đảm bảo sự phát triển của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT.
Từ khoá: máy chủ ảo, thuê máy chủ ảo, máy chủ
TIN LIÊN QUAN:
Cước 3G có thể tăng vì “tội đồ” OTT
Tin Công Nghệ - Với tình hình hiện nay, nhiều khả năng thời gian tới, giá dịch vụ 3G sẽ tiếp tục được các nhà mạng điều chỉnh tăng lên.
Chi tiết: Cước 3G có thể tăng vì “tội đồ” OTT
0 comments:
Post a Comment