kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Friday, September 6, 2013

Tin Công Nghệ - Theo bà Lê Thị Ngọc Mơ - Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, phát triển riêng dịch vụ OTT hoặc hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ để đưa ra gói cước phù hợp, cách tốt nhất để trả lại doanh thu cho nhà mạng di động là nhà mạng tính phụ phí sử dụng dịch vụ OTT.

Tại buổi Tọa đàm "Dịch vụ OTT ở Việt Nam và chính sách quản lý" do Bộ TT&TT tổ chức sáng 5/9 tại Hà Nội, nhiều ý kiến cho rằng, Nhà nước cần sớm có khung pháp lý để dẫn dắt "cuộc chơi" OTT, nhằm tạo một môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các nhà mạng (telco) và nhà cung cấp dịch vụ OTT trong nước, cũng như giữa doanh nghiệp OTT trong nước với công ty nước ngoài.

Khó quản dịch vụ xuyên biên giới


Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, để bù đắp doanh thu của telco giảm do dịch vụ OTT, cần sự kết hợp giữa hai mạng thoại và mạng dữ liệu (data) để cung cấp các dịch vụ gia tăng trên nền tảng dịch vụ data. Các telco sẽ không thể đủ sức sáng tạo và cung cấp các dịch vụ OTT mà cần phải hợp tác với doanh nghiệp OTT để cung cấp các dịch vụ trên nền tảng dịch vụ và khách hàng của telco.

Tuy nhiên, nếu yêu cầu doanh nghiệp OTT chấp hành quy định quản lý nhà nước về viễn thông thì sẽ là không công bằng cho họ. Do telco mạnh hơn nên doanh nghiệp OTT dễ bị chèn ép. Do đó, Nhà nước cần sớm có khung pháp lý về hợp tác cung cấp dịch vụ để các telco và doanh nghiệp OTT thực hiện. "Cuộc chơi cần có chung nhiều điểm, nếu luật chơi mà không giống nhau sẽ rất khó chơi", ông Hùng nói.

Tuy nhiên, ông Hùng cho rằng, việc quản lý dịch vụ OTT đang là một thách thức, nhất là đối với dịch vụ xuyên biên giới. Theo ông, bất kỳ doanh nghiệp nước ngoài nào kinh doanh tại Việt Nam đều phải đóng thuế và có cơ chế tạo việc làm cho người Việt Nam, phải tuân thủ pháp luật. Tuy nhiên, các doanh nghiệp OTT toàn cầu như Facebook, Google, Yahoo, Viber... đang kinh doanh ngoài vòng pháp luật ở Việt Nam. Do đó, cần có quy định họ phải đóng thuế và thực hiện các quy chế áp dụng cho doanh nghiệp viễn thông.

Ông Jan Wassenius - Phụ trách khu vực Đông Dương Ericsson nói rằng, ngành viễn thông toàn cầu nói chung, Việt Nam nói riêng đang chuyển dần từ cung cấp dịch vụ thoại sang dịch vụ data. Theo ông, việc Ericsson kinh doanh ở Việt Nam 20 năm và thực hiện đầy đủ quy định pháp luật ở Việt Nam, trong khi nhiều doanh nghiệp OTT nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới lại không chịu sự quản lý ở Việt Nam là không phù hợp. Ông Wassenius đề nghị, Việt Nam cần tham khảo mô hình quản lý OTT của một số nước như Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc để có hành lang pháp lý trong lĩnh vực này.

Trước các ý kiến này, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho rằng, đối với các dịch vụ thông tin liên lạc của doanh nghiệp OTT, sẽ coi như dịch vụ viễn thông và quản lý bằng chính sách viễn thông. Tuy nhiên, rất khó quản lý dịch vụ xuyên biên giới. Việt Nam đang đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong đó có 1 chương về Thương mại điện tử, theo đó, dự thảo quy định, sẽ không có bất kỳ loại thuế nào cho bất kỳ sản phẩm, hàng hóa nào giao dịch trên mạng. Đây là cuộc chơi của người khổng lồ với người tí hon trên cùng 1 sân với 1 luật chơi. Do đó, chúng ta bắt buộc phải chấp nhận, phải tìm cách biến thách thức thành cơ hội. Cơ quan quản lý không buông, nhưng bước đi phải có lộ trình. Nếu nhà mạng sập, không còn gì phát triển thì các doanh nghiệp OTT cũng không thể phát triển được, vì OTT phát triển trên hạ tầng của nhà mạng.

Hợp tác là cách tốt nhất để phát triển


Theo bà Lê Thị Ngọc Mơ - Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, OTT là xu hướng mới không thể cưỡng lại được, không nên và không thể ngăn cấm. Và nếu OTT ảnh hưởng dịch vụ truyền thống, làm cho 1 dịch vụ truyền thống kém hơn hoặc mất đi thì cũng không đáng lo lắng. Bởi nếu nhà mạng không thể phát triển bền vững thì OTT cũng không thể tồn tại được. OTT cung cấp miễn phí, nhưng không có nghĩa miễn phí thì sẽ không quản lý. Vấn đề đặt ra là cơ quan quản lý phải làm thế nào để thúc đẩy cả telco và OTT đều phát triển, tạo cạnh tranh bình đẳng. Bình đẳng ở chỗ dù cung cấp dịch vụ trên nền tảng gì cũng cần có đầu tư và có lợi nhuận, không phải một người xây nhà rồi người khác nhảy vào kinh doanh, không phải trả tiền thuê.

Tuy nhiên, thế giới vẫn coi OTT là dịch vụ chưa rõ ràng, vì đây là dịch vụ lai ghép cả viễn thông và mạng xã hội. Do đó, đặt ra câu hỏi cho các nhà quản lý là có quản OTT như các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản hay không. Hơn nữa, nếu quản lý như dịch vụ viễn thông thì có thể cấp phép cho các doanh nghiệp nước ngoài hay không. Việc quản lý chất lượng, quản lý giá thành thế nào cũng cần có những giải pháp khả thi. 

"Nếu quản lý các doanh nghiệp OTT trong nước giống như viễn thông thì có nguy cơ sẽ bóp chết các doanh nghiệp trong nước. Thắt chặt các doanh nghiệp trong nước không cẩn thận sẽ tạo điều kiện nước ngoài kinh doanh tại nước ta, dẫn đến nguy mất kiểm soát hoàn toàn", bà Mơ phát biểu.

Theo bà Mơ, hiện Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản có 3 chính sách đảm bảo quyền lợi 3 bên, đó là: Nhà mạng tính phụ phí khi người dùng sử dụng dịch vụ OTT; nhà mạng phát triển riêng dịch vụ OTT; hoặc hợp tác với doanh nghiệp OTT để đưa ra gói cước phù hợp (thường gồm cả tính năng tích hợp cả thoại và dữ liệu). Theo bà, ba chính sách này là cách tốt nhất để trả lại doanh thu cho nhà mạng mà vẫn đảm bảo sự phát triển của các doanh nghiệp OTT. Thậm chí, Nhà nước ủng hộ các telco tăng cước 3G để bù đắp thâm hụt doanh thu.

Bà Mơ cho rằng, nên để thị trường tự điều tiết trong lĩnh vực dịch vụ OTT, trong đó các nhà mạng sẽ là người cầm trịch cuộc chơi. Trong thời gian sớm nhất, Cục Viễn thông sẽ tập hợp, nghiên cứu kỹ các ý kiến để đưa ra chính sách tổng quan ban đầu để các doanh nghiệp yên tâm cung cấp dịch vụ.

 

TIN LIÊN QUAN:


Tội phạm có thể lợi dụng dịch vụ OTT


Tin Công Nghệ - Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng phát biểu: Nhiều quốc gia quan ngại rằng, tội phạm, đặc biệt là khủng bố có thể sử dụng dịch vụ OTT để thông tin liên lạc để tránh sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng.


0 comments:

Post a Comment

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts