Nguyên tắc của loại kính dùng gương này được James Gregory gợi ý , nhưng Newton là người đầu tiên thực hành và xử dụng. Ông dùng một gương lồi để làm hội tụ tia sáng. Ông đã giải quyết được sự sai lệch màu sắc. Loại gương này hiện vẫn còn dùng vì mặc dù có nhiều kiểu thiết kế khác.
Nguyên tắc :
Ðầu tiên ánh sáng phản chiếu trở lên nhờ một tấm gương thứ nhất có dạng parabole, tiếp theo, ánh sáng đi lệch một phía nhờ phản chiếu qua một tấm gương phẳng nằm nghiêng một góc 45° . Cuối cùng ánh sáng qua những thấu kính để khuếch đại ảnh lên và đến thị kính. Kính thiên văn phản chiếu đầu tiên do Newton làm ra có miếng gương đường kính 2,5m , được trưng bày năm 1671
Tấm gương chính lúc đầu được làm bằng thau. Sau đó nhà hóa học Ðức Justus Liebig đã tìm cách phủ một lớp bạc mỏng trên thủy tinh. Ưu điểm của bạc là oxyd hóa chậm hơn thau nhiều nhưng nếu dùng gương làm toàn bằng bạc ròng thì tốn kém nên phương pháp mạ được xử dụng. Cuối cùng, năm 1918 người ta tìm ra nhôm, với độ phản xạ ánh sáng lên đến 82% so với 65% độ phản xạ của bạc nên nhôm được dùng để phủ lên gương thay cho bạc.
Trong thế kỷ 18, kính thiên văn càng ngày càng to dần . Kể từ năm 1774, nhiều dụng cụ rất tốt được William Herschel, người Ðức, sống tại Anh thiết lập. Với một trong những kính thiên văn của mình, ông đã khám phá ra Uranus(1781), và năm 1789 ông đã hoàn thành một kính thiên văn phản chiếu có đường kính 122 cm, là kính thiên văn lớn nhất cho đến năm 1845.
0 comments:
Post a Comment