kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Monday, April 9, 2012

Những điều sau đây mình sưu tầm được trên Internet, là những điều mà mình rất yêu mến và cảm phục về con người Nhật Bản, hy vọng chúng ta có thể học hỏi nhiều từ những phẩm chất tốt đẹp của họ. 

Nguồn: VIETSENS EDUCATION & Golden Light
1) Con người Nhật Bản:

+ Tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hóa nước ngoài:

Chúng ta có thể nói rằng không có một dân tộc nào nhạy bén với văn hóa nước ngoài như người Nhật. Họ không ngừng theo dõi những biến động tình hình bên ngoài, đánh giá và cân nhắc những ảnh hưởng  của các trào lưu và xu hướng chính đang diễn ra với Nhật, và nếu như họ phát hiện ra trào lưu nào đang thắng thế thì họ có xu hướng sẵn sàng học hỏi, nghiên cứu để bắt kịp trào lưu đó. Và chính tinh thần thực dụng, tính hiếu kỳ và óc cầu tiến của người Nhật là những động lực thúc đẩy họ bắt kịp với các nước tiên tiến. Họ không đặt vấn đề phê phán hay chọn lọc khi học mà học cho bằng hết. Sau đó họ mới nghiền ngẫm tìm ra những yếu tố có thể cải biến. Đến đây họ lại phát huy được thế  mạnh của óc quan sát tỉ mỉ và tinh tế vốn có của văn hóa dân tộc. Mặc dù rất nhạy cảm với văn hóa nước ngoài, song người Nhật Bản rất có ý thức về tài sản văn hóa của họ. Tư liệu lịch sử văn hóa, đền đài, chùa chiền,... đại bộ phận vẫn còn được bảo tồn cho đến ngày nay. Hơn thế nữa các ngành nghề truyền thống không những không bị mai một đi mà còn được cải tiến kỹ thuật và càng ngày trở nên tinh tế hơn.

+Ý thức tập thể:

Tập thế đóng một vai trò quan trọng đối với người Nhật. Nó được thể hiện ngay trong cách xưng hô với người ngoài khi nói chuyện. Trong công việc người Nhật thường gạt cái tôi lại để đề cao cái chung , tìm sự hòa hợp giữa mình và những người xung quanh. Các tập thể có thể cạnh tranh với nhau gay gắt song cũng có lúc họ lại bắt tay với nhau để đạt được mục đích chung như để đánh bại đối thủ nước ngoài. Vì vậy một điều tối kị là làm mất danh dự của tập thể. Một học giả nước ngoài nghiên cứu   về Nhật Bản đã đối lập "văn hóa hổ thẹn " của người Nhật với "văn hóa tội lỗi" của phương Tây.

+Tôn trọng thứ bậc và địa vị:

Ý thức tôn trọng thứ bậc có lẽ đã có từ lâu trong đời sống của người Nhật. Thái độ nhún mình trước những người có địa vị, quyền chức cũng có ở một số nước khác thời cận đại nhưng đặc biệt ở Nhật cho đến ngày nay vẫn còn đậm nét. Tập quán này được nhấn mạnh trong hơn 250 năm dưới thời đại Tokugawa. ngày nay ý thức tôn trọng thứ bậc vẫn được thể hiện trong đời sống hàng ngày. Ví dụ trong phòng họp, người có chức vụ thấp sẽ ngồi gần cửa ra vào, người có chức vụ cao sẽ ngồi càng gần vào phía trong. 


+Óc thẩm mĩ:


Ấn tượng ban đầu của bất kỳ ai lần đầu đến thăm Nhật Bản là ngạc nhiên và thán phục về óc thẩm mĩ của người Nhật, từ cách trang trí nhà cửa đến sắp xếp đồ đạc trong gia đình hay cách bày trí bữa cơm đều khiến cho mọi người có cảm giác tiếp cận một sự tinh tế, một óc thẩm mĩ cao. Nhưng óc thâm mĩ của người Nhật không chỉ biểu hiện qua các hiện tượng bên ngoài mà còn qua lối suy nghĩ và cung cách làm việc của họ hàng ngày, hay nói rộng ra là nhân sinh quan của họ. Một người đan quạt tre ngắm đi ngắm lại xem cái quạt của mình đã cân đối chưa, có cần phải chau chuốt gì không, mặc dù khi làm như vậy thì anh ta sẽ mất nhiều thời gian hơn, đồng nghĩa với việc thu về lợi nhuận ít hơn, song đối với người dân Nhật Bản ngoài mục đích lợi nhuận thì họ còn muốn đạt được mục tiêu khác không kém phần quan trọng- đó là cảm giác thoải mái khi hoàn thành mỹ mãn một công việc dù rất nhỏ. Họ luôn tìm kiếm cái đẹp trong công việc của mình, người Nhật nổi tiếng là làm việc cần mẫn, xem công việc của công ty như là việc của mình. luôn tận tâm tận sức, nhiều khi họ làm không phải vì lợi ích cá nhân  của mình, họ xem công việc của họ không những là "hoạt động kinh tế" mà còn là hoạt động thẩm mĩ.




==============================================


Sau đây là một số trích dẫn mình lấy từ một bài báo trên vtc.vn :


Gần 10 ngày sau trận động đất 8,9 độ richter kéo theo sóng thần ở Nhật Bản, xứ sở hoa anh đào vẫn chìm trong cảnh hoang tàn. Công tác cứu hộ đặc biệt gặp khó khăn khi tại những vùng chịu thiệt hại nặng nề, tuyết rơi phủ kín khắp nơi. Thời tiết lạnh giá cùng sự tàn phá khủng khiếp của thiên nhiên đã đẩy người dân Nhật Bản vào cảnh khó khăn nhất kể từ sau thế chiến thứ 2. Mặc dù vậy bất chấp mọi gian khổ, người Nhật vẫn kiên cường đối phó với thảm họa một cách bình tĩnh và kỷ luật. Hình ảnh từng  hàng người dài kiên nhẫn xếp hàng để chờ đến lượt mình lên xe buýt đi xơ tán hay để nhận một chút lương thực, nước uống miễn phí đã để lại ấn tượng sâu sắc với nhân dân thế giới.


....


(ps: Theo lời của Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam)


_ Tôi nghĩ văn hóa Nhật Bản ảnh hưởng nhiều đến cách cư xử của người Nhật Bản. Lịch sử xa xưa của người Nhật Bản là rất coi trọng nhóm và tập thể hay nói rộng hơn là cộng đồng. Đối với người Nhật, tập thể và cộng đồng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi mà hội nhập quốc tế ngày càng phổ biến và sâu rộng. Tập thể hay cộng đồng mà người Nhật xây dựng luôn được duy trì, giữ gìn bằng tính kỷ luật, văn minh và hành động vì người khác.


Ví dụ cụ thể cho những tính cách này là những gì các bạn đã được nghe, nhìn thấy tại những nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất trong đợt động đất và sóng thần vừa qua. Khi có nước uống hay lương thực được phân phát, người Nhật sẽ cảm thấy rất xấu hổ nếu chỉ biết lấy những thứ đó cho riêng mình. Tính cách này là truyền thống ngàn đời của người Nhật Bản và tôi nghĩ rằng, thế hệ trẻ của đất nước chúng tôi vẫn luôn giữ gìn và phát huy truyền thống này.

===============================================

Đây là một số đoạn mình trích trong một bài viết trên  ttnb.net mình thấy cũng có nhiều điều để chúng ta có thể học hỏi:

1) Trong các quan hệ cá nhân thì người Nhật thành thực đến độ người khác phải ngạc nhiên. Bản thân tác giả cũng có kinh nghiệm khó quên về điều này. Cạnh một nhà ga nhỏ ở Osaka có một cửa hàng bán rau không có người trông coi. Bên cạnh những túi đựng rau tươi là một mảnh gỗ nhỏ ghi giá 10 yên/bao. Không có ai trông coi nên việc trả tiền hay không phụ thuộc vào người mua. Hay ở Nhật nếu bạn có đánh rơi mất đồ thì cũng không cần phải lo lắng, Bởi tập quán của người Nhật là nhặt được của rơi sẽ đem đến đồn cảnh sát gần nhất.

2) Người Nhật theo chủ nghĩa tuyệt đối, họ quá để ý đến kỷ luật và thứ bậc. Có lẽ trên thế giới ai cũng biết người Nhật rất tôn trọng kỷ luật. Tại các điểm du lịch trên thế giới hễ thấy một đoàn người xếp hàng theo sau một hướng dẫn viên du lịch thì chắc chắn họ là người Nhật. Nó thể hiện mức độ hướng đến sự tuyệt đối của họ. Hầu hết các khách sạn ở Nhật phòng không rộng lắm nhưng sự sạch sẽ của phòng vệ sinh thì trên cả tuyệt vời. Nhà vệ sinh ở khách sạn lớn thì được trang bị các thiết bị khá hiện đại. Nếu ai  đã từng ở khách sạn Nhật sẽ dễ dàng nhận ra điều này. 

3) Tính cộng đồng khá mạnh. Công ty là một gia đình thu nhỏ.


//============================================
Đây là một đoạn trích mình lấy từ bài viết "Học tập người Nhật " trên trang http://www.tdsouth.com


... Trẻ em ở Nhật được giáo dục phải tự thân nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để thành công ....
(TBKTSG) -Đại sứ Nhật Sakaba vừa kết thúc nhiệm kỳ làm việc gồm 2 năm và 7 tháng tại Việt Nam. Tại buổi chia tay thân mật do đại sứ quán Nhật tại Hà Nội tổ chức, khi được hỏi: "Ngài suy nghĩ như thế nào về đất nước và con người Việt Nam?". Đại sứ Sakaba đã thành thật trả lời: "Tôi muốn giới trẻ Việt Nam phải chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ hơn, có tinh thần kỷ luật hơn và tính kỷ luật hơn... ".


Trên thực tế Việt Nam và Nhật Bản có vài điểm tương đồng về địa lý, văn hóa, lối sống,...Nếu xét về diện tích thì Nhật và Việt Nam tương đương nhau. Tính về số dân Nhật đông gấp rưỡi Việt Nam. Nói về điều kiện tự nhiên thì Việt Nam tương đối thuận lợi hơn Nhật.


Nhật đã từng bại trận trong thế chiến thứ hai, nhưng từ đống tro tàn đổ nát, chỉ sau hơn 20 năm họ đã vươn lên trở thành cường quốc thứ 2 thế giới ( chỉ sau Mỹ).


... Trong khi đó Việt Nam kết thúc thắng lợi kháng chiến chống Mỹ đến nay đã hơn 35 nay mà chúng ta đến nay mới thoát khỏi nhóm các nước chậm phát triển ...


Mọi người từng nghe nói nhiều về "sự thần kỳ Nhật Bản" từ mấy chục năm trước nhưng theo tôi nguyên nhân chủ yếu làm nên điều  kỳ diệu đó chính là lòng tự hào, tự tôn của dân tộc họ. Sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay, cả quan chức lân dân thường- đều nghiến răng làm việc, không một ai tỏ ra chủ quan, thỏa mãn với những thành quả to lớn đạt được. 


Trong nhà trường, người Nhật giáo dục con em họ (đại ý): Nước Nhật nghèo lắm, tài nguyên thiên nhiên hầu như chẳng có gì , các em phải ráng học giỏi để sau này tự lo cho bản thân, gia đình, đóng góp xây dựng đất nước. Họ chẳng bao giờ "tự ru ngủ" theo kiểu "Đất nước ta rừng vàng biển bạc ...". Bởi một khi đã yên tâm với "khối vàng bạc" đồ sộ trời cho ấy thì nhiều người ắt nhiều người sẽ nảy ra suy nghĩ chẳng cần làm cũng không sợ đói, cứ từ từ hưởng thụ! Có lẽ đó là một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam chậm tiến bộ so với một số dân tộc khác ở châu Á vốn có điểm xuất phát giống chúng ta như Nhật, Singapore, Hàn Quốc, Malaisia, Thái Lan,...


Lời khuyên của đại sứ Sakaba đã hàm chứa tính cách vốn là thế mạnh của người Nhật và là "thế yếu"
 của người Việt Nam. Chúng ta thường xem nhẹ tính kỷ luật và ít chịu tuân thủ những quy định chung như luật giao thông, giữ chữ tín làm ăn,... Thói quen tùy tiện, được chăng hay chớ, thiếu ngăn nắp, thiếu quan tâm giữ gìn vệ sinh chung, hay chạy theo cái lợi trước mắt,... sẽ là những lực cản không nhỏ làm chậm bước tiến của Việt Nam. 
Cảm ơn lời khuyên chân thành của Đại sứ Nhật Bản Sakaba. Nếu chúng tôi biết lắng nghe, khiêm tốn học hỏi và không tự cho mình là số 1 thì chắc cũng sẽ nhanh chóng rút ngắn được khoảng cách với các quốc gia phát triển. "Ngoài trời còn trời", lời dạy của người xưa không bao giờ cũ.





0 comments:

Post a Comment

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts