kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Tuesday, March 9, 2010


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: 312/QĐ-TTg
Hà Nội, ngày 02 tháng 03 năm 2010
  Tải QĐ tại đây
QUYẾT ĐỊNH
VỀVIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI ĐỒNG BỘ CÁC HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thống kê ngày 26 tháng 6 năm 2003 và Nghị định số 40/2004/NĐ-CPngày 13 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhmột số điều của Luật Thống kê;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án đổimới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê với những nội dung chính như sau:
I. MỤC TIÊU
Đổi mới và áp dụng đồng bộ các hệthống chỉ tiêu thống kê, hình thành hệ thống thông tin thống kê quốc gia thốngnhất, thông suốt và hiệu quả phù hợp với tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế nhằm cungcấp chính xác, đầy đủ, kịp thời các thông tin thống kê đáp ứng nhu cầu phântích, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hànhcủa các cơ quan Đảng, Nhà nước; công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của các Bộ, ngành và địa phươngvà của các tổ chức, cá nhân.
II. PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI
1. Đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉtiêu thống kê phải bảo đảm thực hiện đúng 6 nguyên tắc cơ bản của hoạt độngthống kê đã được quy định trong Luật Thống kê là: (i) Bảo đảm tính trung thực,khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời trong hoạt động thống kê; (ii) Bảo đảmtính độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê; (iii) Thống nhất về chỉ tiêu,biểu mẫu, phương pháp tính, bảng phân loại, đơn vị đo lường, niên độ thống kêvà bảo đảm tính so sánh quốc tế; (iv) Không trùng lặp, chồng chéo giữa các cuộcđiều tra thống kê, các chế độ báo cáo thống kê; (v) Công khai về phương phápthống kê, công bố thông tin thống kê; (vi) Bảo đảm quyền bình đẳng trong việctiếp cận và sử dụng thông tin thống kê Nhà nước đã công bố công khai; nhữngthông tin thống kê về từng tổ chức, cá nhân chỉ được sử dụng cho mục đích tổnghợp thống kê.
2. Đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉtiêu thống kê, bao gồm: Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; Hệ thống chỉ tiêu thốngkê của các Bộ, ngành và Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã, hìnhthành tổng thể các hệ thống chỉ tiêu thống kê thống nhất. Việc đổi mới các hệthống chỉ tiêu thống kê phải được thực hiện cùng với việc đổi mới toàn diện cáchoạt động thống kê. Kết quả của việc đổi mới này phải trở thành một trong cáccăn cứ quan trọng để xây dựng Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2015.
3. Đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉtiêu thống kê phải tiến hành trên cơ sở tiếp tục phát huy vai trò của Hệ thốngthống kê tập trung; tăng cường vai trò, trách nhiệm của tổ chức thống kê Bộ, cơquan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểmsát nhân dân tối cao (sau đây gọi chung là thống kê Bộ, ngành); nâng cao chấtlượng và hiệu quả nguồn thông tin thống kê do các tổ chức thống kê cơ sở thuthập, tổng hợp, nhằm hình thành hệ thống thông tin thống kê quốc gia thốngnhất, thông suốt và hiệu quả.
4. Đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉtiêu thống kê phải đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước, đồng thời tạora sự chủ động hội nhập ngày càng sâu, rộng của thống kê Việt Nam với thống kêquốc tế. Trên cơ sở lộ trình triển khai phù hợp, bảo đảm tính khả thi cao củacác hệ thống chỉ tiêu thống kê mới.
5. Đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉtiêu thống kê phải gắn liền với đổi mới các hoạt động thống kê; đồng thời phảihoàn thiện bộ máy tổ chức, bảo đảm nguồn nhân lực, môi trường pháp lý, hiện đạihóa cơ sở vật chất kỹ thuật và các điều kiện khác để triển khai thực hiện kịpthời và có hiệu quả các nội dung đổi mới.
III. NỘI DUNG ĐỔI MỚI
1. Đổi mới, bổ sung, hoàn thiện Hệ thốngchỉ tiêu thống kê quốc gia.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc giađã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 305/2005/QĐ-TTg ngày 24tháng 11 năm 2005 với 274 chỉ tiêu thống kê thuộc 24 nhóm ngành, lĩnh vực kinhtế - xã hội đã phát huy vai trò chủ đạo trong tổng thể các hệ thống chỉ tiêuthống kê của nước ta trong thời gian qua, tuy nhiên cũng bộc lộ những hạn chế,bất cập, so với yêu cầu của quá trình xây dựng và phát triển của đất nước nêncần phải được đổi mới, hoàn thiện với các nội dung sau:
a) Xác định, bổ sung thêm các chỉtiêu thống kê phản ánh chất lượng, hiệu quả của sự phát triển, sức cạnh tranhcủa nền kinh tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; các chỉtiêu bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
b) Tiêu thức phân tổ của các chỉtiêu trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia phải bảo đảm yêu cầu thông tinchi tiết phân theo ngành kinh tế, thành phần kinh tế (trong thời gian trước mắttạm thời phân theo loại hình kinh tế như: kinh tế nhà nước; kinh tế ngoài nhànước; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài), vùng và tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương. Đối với các chỉ tiêu xã hội phải đổi mới để tăng thêm phân tổtheo giới tính, dân tộc, thành thị, nông thôn với các tiêu thức chất lượng cụthể, rõ hơn.
c) Phân công trách nhiệm thu thập,tổng hợp các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia phải căn cứ vàochức năng, nhiệm vụ quản lý của bộ, ngành và chức năng, nhiệm vụ của Hệ thốngthống kê tập trung, tránh trùng lặp, chồng chéo, nhằm phản ánh đầy đủ tình hìnhkinh tế - xã hội chủ yếu của đất nước.
2. Xây dựng và ban hành đầy đủ Hệthống chỉ tiêu thống kê của các Bộ, ngành
Căn cứ vào Hệ thống chỉ tiêu thốngkê quốc gia, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ,Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối caokhẩn trương ban hành các hệ thống chỉ tiêu thống kê phục vụ yêu cầu quản lý, sửdụng thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách. Hệ thống chỉ tiêu thống kê của mỗi Bộ,ngành phải bảo đảm tính đồng bộ cao với Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia vàcác hệ thống chỉ tiêu thống kê khác; đồng thời phải là một trong những nguồncung cấp thông tin đầu vào quan trọng của Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc giavà đáp ứng nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân khác.
3. Xây dựng và ban hành hệ thốngchỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phốihợp với các Bộ, ngành và địa phương khẩn trương xây dựng và ban hành Hệ thốngchỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã đồng bộ với Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốcgia và Hệ thống chỉ tiêu thống kê của Bộ, ngành. Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấptỉnh, huyện, xã phải là một trong những nguồn cung cấp thông tin đầu vào quantrọng của Hệ thống, chỉ tiêu thống kê quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu thống kêcủa Bộ, ngành; đáp ứng yêu cầu thông tin thống kê phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo,điều hành của các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp ở địa phương; đồng thờiphục vụ nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân khác.
4. Xây dựng hệ thống khái niệm,phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê
Căn cứ các Hệ thống chỉ tiêu thốngkê được cấp có thẩm quyền ban hành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê)và các Bộ, ngành tiến hành chuẩn hóa khái niệm, phương pháp tính các chỉ tiêuthống kê theo đúng chuẩn mực thống kê và phù hợp với tiêu chuẩn, thông lệ quốctế để thống nhất áp dụng, bảo đảm tính so sánh của số liệu thống kê theo thờigian và không gian.
5. Hoàn thiện các hình thức thuthập thông tin đầu vào của các hệ thống chỉ tiêu thống kê
Hoàn thiện các hình thức thu thậpthông tin, kết hợp hài hòa và có hiệu quả báo cáo thống kê, điều tra thống kêvới khai thác nguồn thông tin đa dạng và phong phú của các hồ sơ đăng ký hànhchính. Theo đó, rà soát và xây dựng hoàn chỉnh Chế độ báo cáo thống kê cơ sở; Chếđộ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với bộ, ngành; Chế độ báo cáo thống kêtổng hợp áp dụng đối với Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;Chương trình điều tra thống kê quốc gia; Chế độ báo cáo thống kê của các bộ,ngành; tổ chức hệ thống các cơ sở dữ liệu thống kê khai thác từ hồ sơ đăng kýhành chính.
6. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiệnnhững vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ thống kê khác có liên quan.
Tập trung đổi mới và hoàn chỉnhnhững vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ thống kê khác có liên quan chặt chẽ đếncác hệ thống chỉ tiêu thống kê mới, trong đó chú trọng việc xây dựng và áp dụngcác bảng phân loại thống kê; tăng cường công tác phân tích và dự báo; tăngcường ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông; tổ chức các cơ sởdữ liệu thống kê tổng hợp, cơ sở dữ liệu thống kê ban đầu, siêu dữ liệu và khodữ liệu; xây dựng hệ thống sản phẩm thông tin thống kê; xây dựng cơ chế phốihợp, trao đổi và chia sẻ thông tin; xây dựng chính sách phổ biến thông tinthống kê.
7. Tăng cường hợp tác và hội nhậpquốc tế trong lĩnh vực thống kê
Tăng cường hợp tác và hội nhập quốctế trong lĩnh vực thống kê. Tiếp thu, vận dụng nghiệp vụ thống kê tiên tiến vàkinh nghiệm thành công của các nước để hoàn thiện phương pháp nghiệp vụ chuyênmôn thống kê, đổi mới và hoàn chỉnh các hệ thống chỉ tiêu thống kê đáp ứng yêucầu phát triển của đất nước, phù hợp tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Thực hiệnđầy đủ các cam kết về thống kê với các nước và các tổ chức quốc tế.
IV. GIẢI PHÁP
1. Đánh giá hiện trạng các Hệ thốngchỉ tiêu thống kê
Rà soát và đánh giá hiện trạng cácHệ thống chỉ tiêu thống kê hiện có, cụ thể là Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốcgia ban hành theo Quyết định số 305/2005/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2005 củaThủ tướng Chính phủ; Hệ thống chỉ tiêu thống kê của các Bộ, ngành và Hệ thốngchỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã đang áp dụng. Phải làm rõ tính toàn diện,tính phù hợp, tính thống nhất và mức độ thực hiện của từng chỉ tiêu trong mỗihệ thống, xác định cụ thể mặt được và chưa được, để có căn cứ đổi mới và xâydựng hoàn thiện, đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê đáp ứng yêu cầu pháttriển của đất nước và phù hợp với tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế.
2. Củng cố và hoàn thiện hệ thốngtổ chức thống kê
a) Hệ thống tổ chức thống kê tậptrung được tổ chức theo ngành dọc gồm Cơ quan thống kê Trung ương (Tổng cụcThống kê) và các cơ quan thống kê địa phương (Cục Thống kê các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương và Phòng Thống kê các huyện, quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh) theo quy định của Luật Thống kê cần phải được củng cố và phát huy.
b) Tổ chức thống kê Bộ, ngành là bộphận cấu thành trong hệ thống tổ chức thống kê nhà nước, thuộc bộ máy tổ chứccủa Bộ, ngành có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan tổ chức,quản lý công tác thống kê trong ngành, lĩnh vực phụ trách; tiến hành các hoạtđộng thống kê đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan, yêu cầu tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) và nhu cầuvề thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân khác theo quy định của phápluật. Mỗi Bộ, ngành phải xây dựng bộ máy tổ chức thống kê tương xứng với yêucầu và khối lượng công tác thống kê của Bộ, ngành. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổngcục Thống kê) chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của Tòa ánnhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức công tác thống kê củangành Tòa án và ngành Kiểm sát theo quy định của Luật Thống kê.
c) Thống kê Sở, ngành của các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương là bộ phận cấu thành của hệ thống thống kê quốcgia, cần phải có lực lượng chuyên trách đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành củađịa phương.
d) Hiện nay, các xã, phường, thịtrấn đều có công chức kiêm nhiệm công tác thống kê. Ngay sau khi Hệ thống chỉtiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã được ban hành và triển khai áp dụng, chínhquyền các xã, phường, thị trấn phải bố trí cán bộ đủ năng lực chuyên trách côngtác thống kê tại xã, phường, thị trấn bảo đảm yêu cầu nâng cao chất lượng thốngkê cấp cơ sở.
đ) Cùng với việc hoàn thiện các tổchức thống kê phải xây dựng được đội ngũ cộng tác viên thống kê có năng lực đểphục vụ ngành Thống kê triển khai các hoạt động kịp thời và hiệu quả.
3. Đào tạo, nghiên cứu khoa học vàphát triển nguồn nhân lực
a) Bảo đảm đủ số lượng biên chế ổnđịnh và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của toàn ngành Thống kê, tăng cườngđào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho những người làmcông tác thống kê của các Bộ, ngành; thống kê của các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương thống kê huyện, quận, thị xã và thành phố thuộc tỉnh, thống kêxã, phường, thị trấn và lực lượng cộng tác viên thống kê.
b) Từng bước áp dụng mô hình côngchức của Hệ thống thống kê tập trung biệt phái chuyên trách thống kê Bộ, ngành.Trước mắt, áp dụng đối với những Bộ, ngành có khối lượng công tác thống kê lớn,lực lượng cán bộ, công chức, viên chức thống kê chưa đáp ứng yêu cầu và cầnđược hỗ trợ của công chức thống kê từ hệ thống thống kê tập trung.
c) Tăng cường công tác nghiên cứukhoa học thống kê và đẩy mạnh việc ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.Phải đào tạo và phát triển được cán bộ, công chức, viên chức có trình độ nghiệpvụ chuyên sâu để đảm nhận và thực hiện có hiệu quả các hoạt động nghiên cứu vàtổ chức thực hiện nghiệp vụ thống kê.
d) Nâng cao chất lượng đào tạochuyên ngành Thống kê tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyênnghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành khácquản lý. Chú trọng và tăng cường đào tạo cấp chứng chỉ theo các khóa đào tạo,bồi dưỡng nâng cao và cập nhật kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, tin học, ngoạingữ phục vụ công tác thống kê.
4. Hoàn thiện môi trường pháp lýcho công tác thống kê
a) Đánh giá tình hình và kết quảtriển khai thực hiện Luật Thống kê, các Nghị định và các văn bản pháp lý kháccó liên quan đến hoạt động thống kê, đề xuất và kiến nghị các cơ quan có thẩmquyền sửa đổi, bổ sung những nội dung cần thiết để đáp ứng các yêu cầu đối vớicông tác thống kê trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội củađất nước.
b) Xây dựng và trình Thủ tướngChính phủ ban hành Quy chế Cộng tác viên thống kê để tổ chức thực hiện thốngnhất trong cả nước.
c) Xây dựng Chiến lược phát triểnThống kê Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 trình Thủtướng Chính phủ phê duyệt.
5. Đẩy mạnh ứng dụng và phát triểncông nghệ thông tin và truyền thông
a) Công nghệ thông tin và truyềnthông là công cụ quan trọng phục vụ công tác thống kê, là phương tiện tập trungcác luồng thông tin thống kê hình thành hệ thống thông tin thống kê quốc giathống nhất và hiệu quả. Do vậy, phải quan tâm phát triển công nghệ thông tin vàtruyền thông đồng bộ về: hạ tầng kỹ thuật; đào tạo nguồn nhân lực; phần mềm ứngdụng; cơ sở dữ liệu; kết nối, chia sẻ và phổ biến thông tin thống kê.
b) Nghiên cứu, hiện đại hóa côngnghệ thông tin và truyền thông để ứng dụng trong tất cả các khâu của quy trìnhthống kê; tin học hóa việc thu thập, tổng hợp, phân tích, phổ biến và lưu giữthông tin thống kê của hệ thống thống kê tập trung; thống kê bộ, ngành và địaphương. Trong đó, chú trọng nghiên cứu, ứng dụng các hình thức điều tra thốngkê điện tử; sử dụng rộng rãi công nghệ tiên tiến trong xử lý số liệu điều tra,tổng điều tra thống kê; xây dựng các cơ sở dữ liệu vĩ mô, vi mô, siêu dữ liệu,kho dữ liệu; phát triển các công cụ khai thác dữ liệu, phân tích và dự báothống kê; tăng cường sử dụng các trang thông tin điện tử và phát hành các sảnphẩm thống kê điện tử để công bố, chia sẻ thông tin thống kê, phổ biến kiếnthức và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ thống kê.
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợpvới các Bộ, ngành, địa phương xây dựng và ban hành Đề án về “Chương trình ứngdụng, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông của Hệ thống thống kê Nhànước đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”.
6. Tăng cường hợp tác quốc tế và sửdụng hiệu quả nguồn lực từ bên ngoài
Tăng cường hợp tác quốc tế là mộttrong những yêu cầu và nội dung đổi mới công tác thống kê, phải xác định rõ nộidung hợp tác về chuyên môn nghiệp vụ, về trao đổi và phổ biến thông tin thốngkê kinh tế - xã hội; xây dựng kế hoạch cụ thể để tranh thủ và sử dụng có hiệuquả sự trợ giúp kỹ thuật và tài chính của thống kê các nước và các tổ chức quốctế để tăng cường năng lực công tác thống kê; triển khai các hoạt động đổi mới đồngbộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê; chú ý hợp tác về cung cấp chuyên gia, đàotạo nguồn nhân lực; ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin và truyền thôngcho toàn ngành Thống kê. Xác định lộ trình hợp lý để tiến tới thực hiện đầy đủcác cam kết về thống kê với các nước và tổ chức quốc tế.
7. Kinh phí xây dựng, thực hiện Đềán
Nguồn kinh phí xây dựng và thựchiện Đề án do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí theo phân cấp quản lýngân sách nhà nước hiện hành.
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổngcục Thống kê) căn cứ Đề án được phê duyệt, xác định, công bố các nội dung côngviệc sẽ triển khai của Bộ, ngành, địa phương để làm căn cứ xây dựng dự toánkinh phí thực hiện Đề án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Giao Bộ Tài chính căn cứ Đề án đượcphê duyệt, thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự toán kinh phítriển khai Đề án ở Trung ương (Hệ thống thống kê tập trung và Thống kê các Bộ,ngành); đồng thời hướng dẫn các địa phương bố trí từ nguồn ngân sách địa phươngđể triển khai các nội dung công việc của Đề án thuộc phạm vi địa phương phụtrách.
Các Bộ, ngành, địa phương căn cứnội dung, khối lượng công việc được giao và quy định của Luật Ngân sách nhànước, xây dựng dự toán và bố trí kinh phí theo quy định hiện hành, trong đó cầntập trung và ưu tiên đối với hai nhóm công việc quan trọng sau đây:
- Kinh phí xây dựng Đề án và phổbiến, tập huấn, hướng dẫn triển khai Đề án trong 2 năm (2009 – 2010);
- Kinh phí thực hiện Đề án trong 5năm (2011 – 2015) cho các hoạt động chủ yếu như: thực hiện các cuộc điều tra,tổng điều tra thống kê; ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyềnthông; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; xây dựng trụ sở, mua sắm phươngtiện đi lại, trang thiết bị làm việc của hệ thống thống kê tập trung.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Lộ trình thực hiện
a) Năm 2010: xây dựng hoàn chỉnh vàban hành đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê chủ yếu, bao gồm: Hệ thống chỉtiêu thống kê quốc gia; Hệ thống chỉ tiêu thống kê của từng Bộ, ngành và Hệthống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã.
b) Triển khai thực hiện các chỉtiêu thống kê của các hệ thống chỉ tiêu thống kê theo hai nhóm: Nhóm thứ nhất(nhóm A) gồm những chỉ tiêu bắt đầu áp dụng ngay từ năm 2011; Nhóm thứ hai(nhóm B) gồm những chỉ tiêu triển khai trong các năm 2012 – 2014. Từ năm 2015sẽ áp dụng toàn bộ các chỉ tiêu trong danh mục của các hệ thống chỉ tiêu thốngkê mới.
2. Trách nhiệm của các cơ quan, Bộ,ngành, địa phương và kế hoạch triển khai
a) Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án
Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án thựchiện các nhiệm vụ đã được giao tại Công văn số 548/TTg-KHTH ngày 10 tháng 4 năm2009 và Quyết định số 668/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chínhphủ. Ngoài nhiệm vụ chung, thành viên Ban Chỉ đạo còn có trách nhiệm chỉ đạo,tổ chức triển khai thực hiện các công việc của Bộ, ngành, địa phương được phâncông trong Đề án.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngànhvà địa phương thực hiện các công việc chủ yếu sau:
- Đánh giá hoạt động của Hệ thốngthống kê tập trung và công tác thống kê ở các Bộ, ngành, địa phương; đánh giátổng quan thực trạng công tác thống kê nói chung và thực trạng các hệ thống chỉtiêu thống kê nói riêng ở nước ta để làm căn cứ xây dựng và áp dụng các hệthống chỉ tiêu thống kê của các nước theo yêu cầu đổi mới đồng bộ các hệ thốngchỉ tiêu thống kê của Đề án này.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tàichính trong quý I năm 2010 hoàn thành việc xác định, công bố các nội dung côngviệc các Bộ, ngành, địa phương phải thực hiện theo nội dung và yêu cầu của Đềán; hướng dẫn, phổ biến, tập huấn, triển khai Đề án trong năm 2010; xác địnhnhu cầu kinh phí thực hiện Đề án trong 5 năm (2011 – 2015) của hệ thống thốngkê tập trung.
- Xây dựng Hệ thống chỉ tiêu thốngkê quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong quý I năm 2010.
- Trong quý II năm 2010, xây dựngvà ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã để thực hiện thốngnhất trên phạm vi cả nước.
- Trình Thủ tướng Chính phủ ban hànhQuyết định quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức củaTổng cục Thống kê và quy chế Cộng tác viên thống kê.
- Kiện toàn tổ chức của cơ quan CụcThống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Thống kê huyện, quận, thịxã, thành phố thuộc tỉnh; phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sátnhân dân tối cao hoàn thiện hệ thống tổ chức thống kê của hai ngành này; phốihợp với các địa phương và bộ, ngành có liên quan kiện toàn tổ chức thống kê Sở,ngành của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thống kê xã, phường, thịtrấn trong năm 2010.
- Trong Quý II năm 2010, công bốnội dung giải thích khái niệm, phương pháp tính, nguồn số liệu của các chỉ tiêuthống kê thuộc nhóm A.
- Trong Quý II năm 2011, công bốnội dung giải thích khái niệm, phương pháp tính, nguồn số liệu các chỉ tiêuthống kê thuộc nhóm B.
- Trong năm 2010, bổ sung, hoànchỉnh và công bố Chương trình điều tra thống kê quốc gia; Chế độ báo cáo thốngkê tổng hợp áp dụng đối với các Bộ, ngành; Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp ápdụng đối với Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chế độ báo cáothống kê cơ sở và xây dựng kế hoạch tổ chức các cơ sở dữ liệu thống kê khaithác từ hồ sơ đăng ký hành chính; xây dựng hoàn thiện hệ thống các bảng phânloại thống kê chủ yếu, bảo đảm phù hợp với các hệ thống chỉ tiêu thống kê mớivà tiêu chuẩn quốc tế.
- Trong năm 2010, xây dựng và banhành Chương trình ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông củahệ thống thống kê Nhà nước; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương kêugọi và bố trí vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để ứng dụng, phát triểncông nghệ thông tin và truyền thông trong ngành Thống kê
- Trong năm 2010, đánh giá việcthực hiện Luật Thống kê và các văn bản pháp quy có liên quan, trên cơ sở đó đềnghị cấp có thẩm quyền bổ sung, hoàn chỉnh các văn bản pháp lý về thống kê;đồng thời xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, đôn đốc, giám sát việc thựchiện nghiêm chỉnh các văn bản này.
- Xây dựng “Chiến lược phát triểnthống kê Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2025” trình Thủtướng Chính phủ phê duyệt vào cuối năm 2010.
- Tổ chức các hoạt động tuyêntruyền, phổ biến, tập huấn và hướng dẫn các nội dung liên quan đến Đề án vàtriển khai thực hiện Đề án trong Hệ thống thống kê tập trung; theo dõi, đôn đốccác Bộ, ngành và địa phương triển khai các nội dung liên quan đến Đề án trongnăm 2010.
- Từ năm 2010 đến năm 2015, hàngnăm báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình và kết quả triển khai Đề án của toànngành Thống kê.
- Năm 2015 tổng kết toàn bộ quátrình thực hiện Đề án.
c) Các Bộ, ngành khác
- Trong quý I năm 2010, công bố kếtquả đánh giá hiện trạng công tác thống kê của Bộ, Ngành và đúc kết kinh nghiệmcác nước về thống kê chuyên ngành, lĩnh vực tương ứng với ngành, lĩnh vực Bộ,ngành đang quản lý.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tàichính hoàn thành viện xây dựng, thẩm định, phê duyệt dự toán, bố trí và hướngdẫn chỉ tiêu kinh phí thực hiện Đề án trong quý I năm 2010.
- Hoàn thành các công việc liênquan đến đổi mới và áp dụng đồng bộ hệ thống chỉ tiêu thống kê của Bộ, ngành phụtrách, bao gồm: Xây dựng hoàn chỉnh Hệ thống chỉ tiêu thống kê Bộ, ngành; chuẩnhóa khái niệm, phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê nhóm A, giải thích cácchỉ tiêu thống kê nhóm B (nếu có) của hệ thống chỉ tiêu thống kê này; hoànthiện phương pháp và các hình thức thu thập thông tin đầu vào (Các chế độ báocáo thống kê, kế hoạch điều tra thống kê, đặc biệt là tổ chức các cơ sở dữ liệuthống kê khai thác từ hồ sơ đăng ký hành chính); xây dựng các bảng phân loạithống kê chuyên ngành; xây dựng hệ thống các sản phẩm thống kê; xây dựng cơ chếcung cấp và trao đổi thông tin thống kê trong nội bộ Bộ, ngành cũng như các địaphương, với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) và với các Bộ, ngành kháctrong năm 2010.
- Triển khai các hoạt động ứngdụng, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, thực hiện tin học hóa cáckhâu thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích, dự báo, lưu giữ, chia sẻ và công bốthông tin thống kê của Bộ, ngành. Xây dựng các cơ sở dữ liệu thống kê vi mô, vĩmô và mạng tin học; kết nối và chia sẻ thông tin thống kê trong nội bộ Bộ,ngành cũng như với Sở, ngành của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, vớiBộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) và với các Bộ, ngành khác trong năm2010.
- Tổ chức các hoạt động tuyêntruyền, phổ biến, tập huấn, hướng dẫn, triển khai và theo dõi, đôn đốc các cơquan, đơn vị của Bộ, ngành thực hiện các nội dung thuộc trách nhiệm của Bộ,ngành trong Đề án theo đúng lộ trình đề ra trong năm 2010.
- Hoàn thành việc củng cố và hoànthiện bộ máy tổ chức thống kê và hệ thống thông tin thống kê Bộ, ngành theoNghị định số 03/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 01 năm 2010 quy định nhiệm vụ, quyềnhạn và tổ chức thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tăngcường môi trường pháp lý, cơ sở vật chất, kinh phí và các điều kiện cần thiếtkhác cho thống kê Bộ, ngành trong năm 2011.
- Từ năm 2010 đến năm 2015, hàngnăm tiến hành báo cáo đánh giá tình hình và kết quả triển khai Đề án của Bộ,ngành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) tổng hợp chung báo cáo Thủtướng Chính phủ.
- Ngoài nhiệm vụ chung của các Bộ,ngành nêu trên, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ còn có nhiệm vụ sau đây:
+ Bộ Tài chính chủ trì, phối hợpvới Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê), các Bộ, ngành khác và các địaphương thẩm định, trình phê duyệt và bố trí kinh phí thực hiện Đề án theo cácnội dung nêu tại khoản 7 Mục IV trong năm 2010.
+ Bộ Nội vụ trong năm 2010: (i) Chủtrì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương triển khai các nội dung về tổchức, biên chế của Hệ thống thống kê tập trung; thống kê Bộ, ngành; thống kêSở, ngành của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thống kê xã, phường,thị trấn; (ii) Bố trí kinh phí đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức thống kêđể đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động của ngành Thống kê.
d) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương
- Trong quý II năm 2010, công bốkết quả đánh giá thực trạng công tác thống kê trên địa bàn, làm cơ sở cho việcđổi mới công tác thống kê của địa phương nói riêng và công tác thống kê củatoàn ngành Thống kê nói chung.
- Trong năm 2010, chủ trì, phối hợpvới Bộ Tài chính thẩm định, trình phê duyệt và bố trí kinh phí thực hiện Đề ántheo các nội dung nêu tại khoản 7 Mục IV.
- Tham gia với Bộ Kế hoạch và Đầutư, và các Bộ, ngành liên quan xây dựng Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh,huyện, xã và triển khai các nội dung đổi mới chuyên môn nghiệp vụ thống kê liênquan tới đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê trên địa bàn trong năm2010.
- Trong năm 2010, hoàn thành việcxây dựng và kiện toàn tổ chức thống kê Sở, Ban, ngành của địa phương; thống kêxã, phường, thị trấn; hoàn thiện môi trường pháp lý; xây dựng Chương trình ứngdụng, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông; triển khai các biện phápphù hợp và hiệu quả tăng cường nhân lực và cơ sở vật chất cho các tổ chức thốngkê cơ sở trên địa bàn.
- Chỉ đạo, tổ chức tập huấn, hướngdẫn và theo dõi, đôn đốc các Sở, ngành, các đơn vị cơ sở trên địa bàn thực hiệncác nội dung thuộc trách nhiệm của địa phương trong Đề án theo đúng lộ trình đềra. Từ năm 2010 đến năm 2015, hàng năm có báo cáo đánh giá tình hình và kết quảthực hiện Đề án của địa phương, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê)tổng hợp chung báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Quyết định này cóhiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủtrưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án đổimới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê chịu trách nhiệm thi hành Quyết địnhnày.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (5b).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Sinh Hùng

Liên hệ nick yahoo messerger:tpm1512

0 comments:

Post a Comment

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts