CHÍNH PHỦ ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- |
Số: 21/2010/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2010 |
Tải nghị định tại đây |
|
NGHỊ ĐỊNH
VỀQUẢN LÝ BIÊN CHẾ CÔNG CHỨC
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về quản lýbiên chế công chức, bao gồm: nguyên tắc quản lý biên chế công chức, căn cứ xácđịnh biên chế công chức, nội dung quản lý biên chế công chức.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà khôngphải là đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Văn phòng Chủ tịch nước.
4. Văn phòng Quốc hội.
5. Kiểm toán Nhà nước.
6. Tòa án nhân dân.
7. Viện kiểm sát nhân dân.
8. Các cơ quan của Đảng Cộng sảnViệt Nam ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
9. Các cơ quan của tổ chức chínhtrị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
10. Các đơn vị sự nghiệp công lập ởTrung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, bao gồm:
a) Các đơn vị sự nghiệp công lậpcủa Nhà nước;
b) Các đơn vị sự nghiệp công lậpcủa Đảng Cộng sản Việt Nam;
c) Các đơn vị sự nghiệp công lậpcủa tổ chức chính trị - xã hội.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý biênchế công chức
1. Tuân thủ các quy định của phápluật về cán bộ, công chức và quy định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộngsản Việt Nam.
2. Bảo đảm thống nhất, đồng bộ giữaquản lý biên chế công chức với tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
3. Kết hợp giữa quản lý biên chếcông chức với tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm của công chức.
4. Đáp ứng yêu cầu cải cách hànhchính, bảo đảm biên chế công chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan,tổ chức, đơn vị.
5. Công khai, minh bạch, dân chủtrong quản lý biên chế công chức.
Điều 4. Căn cứ xác định biên chếcông chức
1. Đối với cơ quan, tổ chức ở Trungương
a) Vị trí việc làm phù hợp với chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng cơ quan, tổ chức, đơn vịđược cấp có thẩm quyền quy định;
b) Tính chất, đặc điểm, mức độ phứctạp và quy mô, phạm vi, đối tượng quản lý của ngành, lĩnh vực;
c) Quy trình quản lý chuyên môn,nghiệp vụ theo quy định của luật chuyên ngành;
d) Mức độ hiện đại hóa công sở,trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;
đ) Thực tế tình hình quản lý biênchế công chức được giao của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. Đối với cơ quan, tổ chức ở địaphương
a) Các căn cứ quy định tại khoản 1 Điềunày;
b) Quy mô dân số, diện tích tự nhiên,trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
c) Số lượng đơn vị hành chính cấphuyện, cấp xã;
d) Đặc điểm an ninh chính trị, trậttự, an toàn xã hội.
3. Đối với đơn vị sự nghiệp cônglập
a) Các căn cứ quy định tại khoản 1Điều này;
b) Quy định của Chính phủ về côngchức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 5. Nội dung quản lý biênchế công chức
1. Xây dựng và ban hành văn bản quyphạm pháp luật về biên chế công chức, hướng dẫn xác định biên chế công chức vàquản lý biên chế công chức.
2. Lập kế hoạch biên chế công chứchàng năm, điều chỉnh biên chế công chức.
3. Quyết định biên chế công chức;phân bổ, sử dụng biên chế công chức.
4. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm traviệc quản lý biên chế công chức.
5. Thống kê, tổng hợp và báo cáo vềbiên chế công chức.
Chương 2.
KẾ HOẠCH BIÊN CHẾ CÔNG CHỨC VÀ ĐIỀU CHỈNH BIÊN CHẾCÔNG CHỨC HÀNG NĂM
MỤC 1. KẾ HOẠCH BIÊN CHẾ CÔNGCHỨC HÀNG NĂM
Điều 6. Lập kế hoạch biên chếcông chức hàng năm
Cơ quan, tổ chức, đơn vị quy địnhtại Điều 2 của Nghị định này có trách nhiệm lập kế hoạch biên chế công chứchàng năm theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
Điều 7. Cơ sở lập kế hoạch biênchế công chức hàng năm
1. Căn cứ xác định biên chế côngchức quy định tại Điều 4 của Nghị định này.
2. Văn bản của cơ quan có thẩmquyền hướng dẫn xác định biên chế công chức.
Điều 8. Nội dung kế hoạch biênchế công chức hàng năm
1. Báo cáo kết quả sử dụng biên chếcông chức được giao của năm trước liền kề; kèm theo biểu mẫu thống kê, tổng hợpsố liệu biên chế công chức hiện có theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
2. Xác định số lượng biên chế côngchức.
3. Giải pháp thực hiện kế hoạch biênchế công chức sau khi được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt, dự kiến nguồncông chức bổ sung, thay thế, thực hiện chính sách tinh giản biên chế và dự toánkinh phí để thực hiện.
Điều 9. Thời hạn gửi kế hoạchbiên chế công chức hàng năm
1. Chậm nhất là ngày 20 tháng 7 nămtrước liền kề, các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 1, 2 và điểm akhoản 10 Điều 2 Nghị định này gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hàngnăm để thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ; các cơ quan, tổ chức, đơn vị quyđịnh tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và điểm b, c khoản 10 Điều 2 Nghị địnhnày gửi cơ quan có thẩm quyền kế hoạch biên chế công chức hàng năm để quyếtđịnh và gửi Bộ Nội vụ để tổng hợp chung về biên chế công chức.
2. Sau ngày 20 tháng 7 năm trướcliền kề, nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị không gửi kế hoạch biên chế công chứchàng năm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì giữ ổn định số biên chế côngchức đã được giao.
Điều 10. Hồ sơ kế hoạch biên chếcông chức hàng năm
1. Hồ sơ kế hoạch biên chế công chứchàng năm, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt kếhoạch biên chế công chức hàng năm;
b) Kế hoạch biên chế công chức hàngnăm;
c) Các tài liệu liên quan đến việclập kế hoạch biên chế công chức kèm theo.
2. Văn bản đề nghị phê duyệt kếhoạch biên chế công chức hàng năm do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị kývà phải có những nội dung chủ yếu sau:
a) Sự cần thiết và căn cứ của việclập kế hoạch biên chế công chức hàng năm;
b) Nội dung chính của kế hoạch biênchế công chức hàng năm;
c) Kiến nghị, đề xuất.
MỤC 2. ĐIỀU CHỈNH BIÊN CHẾ CÔNGCHỨC HÀNG NĂM
Điều 11. Căn cứ điều chỉnh biênchế công chức
1. Thành lập, tổ chức lại, giải thểcơ quan, tổ chức, đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Thành lập mới, nhập, chia, điềuchỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện.
3. Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩmquyền.
Điều 12. Hồ sơ điều chỉnh biênchế công chức
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quyđịnh tại khoản 1, 2 và điểm a khoản 10 Điều 2 Nghị định này lập hồ sơ điềuchỉnh biên chế công chức gửi Bộ Nội vụ để giải quyết theo thẩm quyền; các cơquan, tổ chức, đơn vị quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và điểm b, ckhoản 10 Điều 2 Nghị định này lập hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức gửi cơquan có thẩm quyền để xem xét, quyết định.
2. Hồ sơ điều chỉnh biên chế côngchức, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị điều chỉnh biênchế công chức;
b) Đề án điều chỉnh biên chế côngchức;
c) Các tài liệu liên quan đến việcđiều chỉnh biên chế công chức kèm theo.
3. Văn bản đề nghị điều chỉnh biênchế công chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị ký và phải có nhữngnội dung chủ yếu sau:
a) Sự cần thiết và căn cứ của việcđiều chỉnh biên chế công chức;
b) Nội dung chính của đề án điềuchỉnh biên chế công chức;
c) Kiến nghị, đề xuất.
Chương 3.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ BIÊN CHẾ CÔNG CHỨC
Điều 13. Trách nhiệm của Bộtrưởng, người đứng đầu cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức doChính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp cônglập
1. Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức,đơn vị trực thuộc lập kế hoạch biên chế công chức hàng năm.
2. Căn cứ vào biên chế được giao:
a) Giao biên chế công chức của cáccơ quan, tổ chức hành chính trực thuộc;
b) Giao biên chế công chức trong bộmáy lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc.
3. Thực hiện chế độ thống kê và báocáo về tình hình thực hiện quản lý biên chế công chức theo quy định tại Nghịđịnh này và hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
4. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hànhcác quy định về quản lý biên chế công chức đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vịsự nghiệp công lập trực thuộc.
5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo vềquản lý biên chế công chức thuộc thẩm quyền.
Điều 14. Trách nhiệm của Bộtrưởng Bộ Nội vụ
1. Trình Thủ tướng Chính phủ phêduyệt tổng biên chế công chức, biên chế công chức dự phòng, biên chế công chứclàm việc ở nước ngoài của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổchức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sựnghiệp công lập và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Giao biên chế công chức sau khiđược Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đối với từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà khôngphải là đơn vị sự nghiệp công lập và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Giao biên chế công chức làm việcở nước ngoài sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đối với Bộ, cơ quanngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
4. Điều chỉnh biên chế công chứctrong phạm vi biên chế công chức dự phòng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệttheo quy định tại Nghị định này.
5. Ban hành văn bản hướng dẫn xácđịnh biên chế công chức đối với ngành, lĩnh vực theo đề nghị của Bộ trưởng,người đứng đầu cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập.
6. Tổng hợp, thống kê biên chế côngchức trong phạm vi cả nước, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cơ quancó thẩm quyền.
7. Thanh tra, kiểm tra việc thựchiện quản lý biên chế công chức được giao đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơquan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập màkhông phải là đơn vị sự nghiệp công lập và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của phápluật có liên quan.
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo vềquản lý biên chế công chức thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Trách nhiệm của Bộtrưởng Bộ Tài chính
1. Xây dựng định mức phân bổ dựtoán chi quản lý hành chính theo biên chế công chức của cơ quan, tổ chức quyđịnh tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Điều 2 Nghị định này; hướng dẫn Ủyban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, định mức phân bổ dự toán chi quản lý hành chínhtheo biên chế công chức của các cơ quan, tổ chức thuộc Hội đồng nhân dân và Ủyban nhân dân các cấp,
2. Bố trí kinh phí ngân sách nhànước bảo đảm theo biên chế công chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ, các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập màkhông phải là đơn vị sự nghiệp công lập; các cơ quan thuộc thẩm quyền quyếtđịnh biên chế của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịchnước.
Điều 16. Trách nhiệm của Hộiđồng nhân dân cấp tỉnh
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyếtđịnh giao biên chế công chức trong cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhândân, đơn vị sự nghiệp công lập của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trongbiên chế công chức được cấp có thẩm quyền giao.
Điều 17. Trách nhiệm của Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức,đơn vị sự nghiệp trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp huyện lập kế hoạch biên chếcông chức hàng năm.
2. Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnhbiên chế công chức và triển khai thực hiện sau khi được Hội đồng nhân dân quyếtđịnh.
3. Thực hiện chế độ thống kê và báocáo về tình hình thực hiện quản lý biên chế công chức theo quy định tại Nghịđịnh này và hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
4. Kiểm tra việc thực hiện các quyđịnh về quản lý biên chế công chức đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị sựnghiệp công lập trực thuộc.
5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo vềquản lý biên chế công chức thuộc thẩm quyền.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hànhkể từ ngày 01 tháng 5 năm 2010.
Bãi bỏ những quy định về biên chếcông chức tại Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2003 của Chính phủvề phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước.
Điều 19. Trách nhiệm thi hành
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngangBộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu tổ chức do Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Chủtịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thihành Nghị định này.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Văn phòng TW và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính QG; - Ngân hàng Chính sách Xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, TCCV (5b). | TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng |
0 comments:
Post a Comment