HƯỚNG
DẪN KHAI LÝ LỊCH CỦA NGƯỜI XIN VÀO ĐẢNG
(Theo Hướng
dẫn số 05/HD - TCTW ngày 26-2-2002
về Hướng dẫn cụ thể về nghiệp vụ công tác
đảng viên)
I. Yêu cầu:
Người vào Đảng tự khai trung thực, đầy đủ, rõ ràng các nội
dung trong lý lịch; không tẩy xoá, sửa chữa và nhờ người khác viết hộ.
II. Nội
dung khai lý lịch:
1. Họ và tên đang dùng: Viết đúng họ, chữ đệm và tên, ghi
như trong giấy chứng minh nhân dân, bằng chữ in hoa. Ví dụ: NGUYỄN VĂN HÙNG.
2.
nữ: là nam thì gạch chữ “nữ”, là nữ thì gạch chữ “nam”.
3. Họ và tên khai sinh: viết đúng họ, chữ đệm và tên ghi
trong giấy khai sinh.
5. Ngày, tháng, năm sinh: viết đúng ngày, tháng, năm sinh đã
ghi trong giấy khai sinh. Nếu không còn giấy khai sinh thì khai theo giấy chứng
minh nhân dân, sổ hộ khẩu hoặc theo các giấy tờ cần thiết khác chứng minh đủ
điều kiện theo quy định tại điều kiện theo quy định tại điều 29 Bộ luật dân sự.
6. Nơi sinh: Viết rõ thôn, xã, huyện, tỉnh, thành phố; số
nhà, đường phố, phường, quận, thành phố theo tên hiện hành của hệ thống hành
chính Nhà nước nơi cấp giấy khai sinh.
7. Quê quán: là nơi sinh sống của ông, bà nội, cha đẻ,
trường hợp cá biệt có thể ghi theo quê quán của người mẹ đẻ hoặc người nuôi
dưỡng mình từ nhỏ (nếu không biết rõ bố, mẹ). Viết địa chỉ như chỉ tiêu 06 nêu
trên.
8. Nơi ở hiện nay: là nơi đăng ký trong sổ hộ khẩu. Viết địa
chỉ như chỉ tiêu 06 nêu trên. Nếu bản thân hiện nay đang tạm trú ở đâu thì viết
thêm địa chỉ nơi tạm trú.
9. Dân tộc: viết tên dân tộc gốc của bản thân như: Kinh,
Thái, Tày, Nùng, Mường...(nếu là con lai người nước ngoài thì ghi rõ quốc tịch,
dân tộc của bố, mẹ là người nước ngoài).
10. Tôn giáo: trước khi vào Đảng theo tôn giáo nào thì ghi
rõ: đạo Phật, đạo Thiên chúa, đạo Hồi, đạo Cao Đài, đạo Hoà Hảo...ghi cả chức
sắc trong tôn giáo (nếu có), không theo đạo nào thì ghi “không”.
11. Nghề nghiệp của bản thân hiện nay: viết rõ: công nhân,
nông dân, công chức, viên chức, nhân viên, thợ thủ công, bộ đội, nhà văn, nhà
báo, chủ doanh nghiệp...; nếu sống phụ thuộc gia đình thì ghi là học sinh, sinh
viên hoặc chưa có việc làm.
12. Trình độ hiện nay:
- Giáo dục phổ thông: viết rõ đã học xong lớp mấy hệ 10 hay
12 năm, chính quy hay bổ túc văn hoá (ví dụ: 8/10 chính quy; 9/10 bổ túc văn
hoá).
- Chuyên môn, nghiệp vụ, học vị, học hàm: đã được đào tạo về
chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật gì thì viết theo văn bằng đã được cấp, thuộc
chuyên ngành nào, học chính quy hay tại chức. Cụ thể như sau:
+ Chuyên môn, nghiệp vụ: viết theo bằng cấp về chuyên môn
nghiệp vụ (ví dụ: Công nhân kỹ thuật hàn bậc 3, Trung cấp Thú y, Cao đẳng Sư
phạm, Đại học nông nghiệp...).
+ Học vị: viết rõ học vị theo bằng cấp về chuyên môn kỹ
thuật (ví dụ: Tiến sỹ Toán học, Thạc sỹ Triết học, Cử nhân Luật, Kỹ sư cơ khí,
Bác sỹ Ngoại khoa...theo đúng văn bằng) nếu có nhiều bằng thì ghi tất cả.
+ Học hàm: là danh hiệu được Nhà nước phong như: Giáo sư,
Phó Giáo sư.
- Lý luận chính trị: viết theo chứng chỉ, văn bằng đã được
cấp như: sơ cấp, trung cấp, cao cấp, cử nhân, hệ chính quy hay tại chức. Nếu đã
học xong chương trình 2 năm ở trong nước trước đây, ở Liên Xô (cũ) và một số
nước xã hội chủ nghĩa khác thì viết là cao cấp. Nếu đã học ở các trường đại học
trong nước viết theo quy định của Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương.
- Ngoại ngữ: viết
theo văn bằng hoặc chứng nhận đã được cấp: Đại học Anh ngữ, Pháp ngữ, Nga
ngữ...(nếu tốt nghiệp đại học ngoại ngữ). Đối với hệ bồi dưỡng ngoại ngữ thì
ghi là: Anh, Pháp, Nga...trình độ A, B, C, D.
13. Ngày và nơi kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh: viết rõ ngày, tháng, năm và nơi kết nạp vào Đoàn (chi đoàn, đoàn cơ sở,
huyện, tỉnh hoặc cơ quan Trung ương).
14. Ngày và nơi kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt
nhất (nếu có): viết rõ ngày, tháng, năm và nơi kết nạp vào Đảng (chi bộ, đảng
bộ cơ sở, huyện tỉnh hoặc cơ quan Trung ương).
15. Ngày và nơi công nhận chính thức lần thứ nhất (nếu có):
Viết như chỉ tiêu 14.
16. Người giới thiệu vào Đảng lần thứ nhất (nếu có): viết rõ
họ, tên, chức vụ, đơn vị công tác từng người lúc giới thiệu mình vào Đảng, nếu
ban chấp hành đoàn cơ sở giới thiệu thì viết rõ tên đoàn thanh niên cơ sở và tổ
chức đoàn thanh niên cấp trên trực tiếp.
17. Lịch sử bản thân: tóm tắt quá khứ từ thời niên thiếu cho
đến ngày tham gia hoạt động xã hội (như ngày vào Đoàn thanh niên, nhập ngũ),
ngày thoát ly hoặc ngày vào hoạt động trong các tổ chức chính trị, kinh tế, xã
hội.
18. Những công tác, chức vụ đã qua: viết đầy đủ, rõ ràng,
liên tục 9theo tháng) từ khi tham gia hoạt động xã hội đến nay, từng thời gian
làm việc gì? ở đâu? Giữ chức vụ gì về Đảng, chính quyền, trong lực lượng vũ
trang, các đoàn thể, các tổ chức văn hoá, giáo dục, khoa học, xã hội...(viết cả
thời gian nhập ngũ, xuất ngũ, tái ngũ, bị bắt, bị tù, bị đứt liên lạc hoặc
không hoạt động nếu có...)
19. Đặc điểm lịch sử: Viết rõ lý do bị ngừng sinh hoạt đảng
(nếu có); có bị bắt, bị tù không (do chính quyền nào, từ ngày tháng năm nào đến
ngày tháng năm nào, ở đâu). Có tham gia hoặc có quan hệ với các tổ chức chính
trị, kinh tế, xã hội nào ở nước ngoài (làm gì, tổ chức nào, đặt trụ sở ở đâu?).
20. Những lớp đào tạo, bồi dưỡng đã qua: viết rõ đã học
những lớp lý luận chính trị hay chuyên môn, nghiệp vụ nào, theo chương trình gì;
cấp nào mở, tên trường, thời gian học, ở đâu; học chính quy hay tại chức; tên
văn bằng hoặc chứng chỉ được cấp.
21. Đi nước ngoài: viết rõ thời gian từ tháng, năm nào đến
tháng, năm nào, đi nước nào, nội dung đi; do cấp nào cử đi.
22. Khen thưởng: viết rõ tháng năm, hình thức được khen
thưởng (từ bằng khen trở lên), cấp nào quyết định; các danh hiệu được Nhà nước
phong tặng: Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang, Nghệ sỹ nhân dân,
Nghệ sỹ ưu tú, Nhà giáo ưu tú...
23. Kỷ luật: viết rõ tháng năm, lý do sai phạm, hình thức kỷ
luật (về kỷ luật đảng, chính quyền, đoàn thể từ khiển trách trở lên). Cấp nào
quyết định.
24. Hoàn cảnh gia đình: Viết rõ những người chủ yếu trong
gia đình như:
- Cha, mẹ đẻ (hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ), cha, mẹ vợ (hoặc
cha, mẹ chồng), vợ hoặc chồng: Viết rõ: họ và tên, năm sinh, quê quán; chỗ ở,
nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, thái độ chính trị của từng người qua các thời
kỳ:
+ Về hoàn cảnh kinh tế từng người: Viết rõ thành phần giai
cấp trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong cải cách ruộng đất năm 1954 (ở
miền Bắc) hoặc trong cải tạo nông, công, thương nghiệp năm 1976 ở các tỉnh
thành phố phía Nam từ Quảng Trị trở vào như: cố nông, bần nông, trung nông, phú
nông, địa chủ, công chức, viên chức, dân nghèo, tiểu thương, tiểu chủ, tiểu tư
sản, tư sản...(nếu có sự thay đổi thành phần giai cấp cần nói rõ lý do). Nếu
thành phần gia đình chưa được quy định ở các thời điểm nêu trên và hiện nay thì
viết như nội dung hướng dẫn ở chỉ tiêu 11 nêu trên. Nguồn thu nhập, mức sống
của gia đình hiện nay (viết tại thời điểm kê khai, bao gồm: Tổng thu nhập của hộ gia đình (trong 01
năm): gồm lương, các nguồn thu khác của bản thân và của các thành viên cũng
sinh sống chung trong một hộ gia đình về kinh tế. Nhà ở, đất ở, đất sản xuất, kinh
doanh (viết rõ ngồn gốc: được cấp, đựoc thuê, tự mua, xây dựng, nhà đất thừa
kế...tổng diện tích) của bản thân và của các thành viên khác cũng sinh sống
chung trong một hộ gia đình (thành viên nào đã ra ở riêng thì không khai ở đây).
Hoạt động kinh tế: Viết rõ kinh tế cá thể, hộ gia đình, hợp tác xã, doanh
nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tư nhân, chủ trang
trại...số lao động thuê mướn. Những tài sản có giá trị lớn: Viết những tài sản
của bản thân và hộ gia đình có giá trị 50 triệu đồng trở lên.).
+ Về thái độ chính trị của từng người: Viết rõ đã tham gia
tổ chức cách mạng, làm công tác gì, giữ chức vụ gì? Tham gia hoạt động và giữ
chức vụ gì trong tổ chức chính quyền, đoàn thể, đảng phái nào... của đế quốc
hoặc chế độ cũ; hiện nay, những người đó làm gì? ở đâu? Nếu chết thì ghi rõ lý
do chết, năm nào? Tại đâu?
-
Anh, chị, em ruột của bản thân, của vợ (hoặc
chồng); các con: Viết rõ họ tên, năm sinh (tuổi), chỗ ở, nghề nghiệp, hoàn cảnh
kinh tế, thái độ chính trị qua các thời kỳ như trên.
-
Đối với ông, bà, nội ngoại, chú bác cô dì cậu
ruột: viết rõ họ tên, tuổi, chỗ ở, nghề nghiệp và thái độ chính trị qua các
thời kỳ của từng người như trên.
25. Tự nhận xét: Viết những ưu, khuyết điểm chính của bản
thân về các mặt: phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực công tác và
quan hệ quần chúng từ khi phấn đấu và Đảng đến nay; sự tín nhiệm của quần chúng
và đảng viên ở đơn vị công tác đối với bản thân như thế nào?
26.
Viết “Tôi cam đoan đã khai đầy đủ, rõ ràng và chịu trách nhiệm trước Đảng về
những điều đã khai trong lý lịch”; viết rõ ngày, tháng, năm, ký tên, ghi rõ họ
tên.
27. Nhận xét của chi uỷ chi bộ: Cần nêu rõ bản lý lịch đã
khai đúng sự thật chưa? Không đúng ở điểm nào? Có vi phạm tiêu chuẩn lịch sử
chính trị không? Quan điểm, lập trường, chính trị của người vào Đảng, năng lực
công tác, phẩm chất đạo đức, lối sống và quan hệ quần chúng...của người xin vào
Đảng thế nào?
28. Chứng nhận của cấp uỷ cơ sở: Sau khi đã có kết quả thẩm
tra, xác minh làm rõ những vấn đề chưa rõ hoặc còn nghi vấn trong nội dung lý
lịch của người xin vào Đảng; tập thể cấp uỷ cơ sở xem xét, kết luận thì đồng chí
bí thư cấp uỷ viết rõ: “chứng nhận lý lịch của đồng chí...khai tại đảng bộ
(hoặc chi bộ) cơ sở... là đúng sự thực; không (hoặc có) vi phạm lịch sử chính
trị của người vào Đảng theo Quy định 75 – QĐ/TW, ngày 25/4/2000 của Bộ Chính
trị khoá VIII; có đủ (hoặc không đủ) điều kiện về lịch sử chính trị để xem xét
kết nạp đồng chí ...vào Đảng”. Viết rõ ngày, tháng, năm, chức vụ, ký tên, họ và
tên đóng dấu của cấp uỷ cơ sở. Trường hợp cấp uỷ cơ sở không có con dấu, thì
cấp uỷ cấp trên trực tiếp xác nhận chữ ký của Bí thư cấp uỷ cơ sở, ghi rõ chức
vụ, ký tên, đóng dấu của cấp uỷ.
29. Chứng nhận của cấp uỷ, tổ chức đảng...nơi đến thẩm tra
lý lịch người vào Đảng:
- Chứng nhận của Ban Thường vụ hoặc của Ban Chấp hành đảng
bộ cơ sở nơi đến thẩm tra:
Viết những nội dung cần thiết về lý lịch của người xin vào
Đảng do cấp uỷ nơi có người xin vào Đảng yêu cầu, đã được tập thể cấp uỷ thống
nhất; đồng chí thay mặt cấp uỷ ký tên, ghi rõ chức vụ, họ tên và đóng dấu của
cấp uỷ.
- Chứng
nhận của cơ quan tổ chức hoặc của cấp uỷ cấp trên cơ sở (nếu có):
Viết những nội dung cần thiết về lý lịch của người xin vào
đảng do cấp uỷ nơi có người xin vào Đảng yêu cầu, đã được tập thể cấp uỷ hoặc
Ban Tổ chức thống nhất; đồng chí đại diện cấp uỷ hoặc của Ban Tổ chức ký tên,
ghi rõ chức vụ, họ tên và đóng dấu của cấp uỷ hoặc của Ban Tổ chức.
QUY TRÌNH CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG
VÀ CHUYỂN ĐẢNG CHÍNH THỨC
- Căn cứ vào Ðiều lệ Ðảng Cộng sản Việt
- Theo Hướng dẫn số 03-HD/TCTW của Ban Tổ
chức Trung ương ngày 29-12-2006 về Hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Ðiều
lệ Ðảng và Hướng dẫn số 05-HD/TCTW của BTC Trung ương Ðảng ngày 26-02-2002;
Văn phòng Ðảng uỷ tổng hợp, hướng dẫn về công
tác phát triển đảng viên trong Ðảng bộ Bộ Khoa học và Công nghệ như sau:
I. Trình tự
xét kết nạp đảng viên
Qua thực tế rèn luyện phấn đấu có triển vọng trở thành đảng viên, chi
bộ xem xét cử đi học lớp bồi dưỡng nhận thức về Ðảng, khi có giấy chứng nhận đủ
điều kiện và tiêu chuẩn theo Ðiều lệ Ðảng quy định thì chi bộ cho làm thủ tục
để xét kết nạp vào Ðảng gồm các bước như sau:
1- Đơn xin vào Đảng
Người vào Ðảng phải tự viết đơn (không đánh máy), trình bày rõ
những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Ðảng, về động cơ xin
vào Ðảng.
2- Lý lịch của người vào Đảng
Người vào Ðảng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực và phải
chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có điều gì không hiểu và không
nhớ phải báo cáo với chi bộ (có văn bản
hướng dẫn khai lý lịch riêng) .
3- Thẩm tra lý lịch của người
xin vào Ðảng
a/ Những người cần thẩm tra về
lý lịch gồm:
- Người vào Đảng
- Cha, mẹ đẻ, cha mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng
bản thân; vợ hoặc chồng của người vào Đảng.
b/ Nội dung thẩm tra:
- Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị
và chính trị hiện nay, về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống.
- Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử
chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước.
c) Phương
pháp thẩm tra:
Nếu biết rõ những người thân của người vào Đảng đang là đảng
viên, trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì
không phải thẩm tra xác minh. Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra xác minh nội
dung đó; khi các cấp uỷ cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác
nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp uỷ cấp trên trực tiếp
của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.
- Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng
và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức
cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn...) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi uỷ báo
cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp uỷ cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng
nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch; không cần có bản thẩm tra riêng.
- Người thân của người vào Đảng đang ở ngoài nước, thì
cấp uỷ nơi người vào Đảng làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp uỷ hoặc cơ
quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước (qua Ban Cán sự đảng ngoài nước) để lấy xác
nhận; trường hợp có nghi vấn về chính trị thì đến cơ quan an ninh trong nước để
thẩm tra.
- Người vào Đảng và người thân của người vào Đảng đang làm
việc tại cơ quan đại diện, tổ chức phi chính phủ của nước ngoài và doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, thì đại diện cấp uỷ cơ sở đến nơi làm việc và
cơ quan an ninh của Nhà nước có trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổ chức đó để
thẩm tra những vấn đề có liên quan đến chính trị của những người nêu trên.
- Đối với ông bà nội, ngoại, anh chị em ruột, con, nếu có
vấn đề nghi vấn về chính trị ở trường hợp nào thì xác minh riêng trường hợp đó.
d) Trách nhiệm của các cấp uỷ và đảng viên:
Trách nhiệm của chi bộ và cấp uỷ cơ sở nơi có người vào
Đảng:
+ Kiểm tra, đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch
của người vào Đảng (chi uỷ chưa nhận xét và cấp uỷ cơ sở chưa chứng nhận ký
tên, đóng dấu vào lý lịch).
+ Cử đảng viên đi thẩm hoặc gửi phiếu thẩm tra đến cấp uỷ cơ
sở hoặc cơ quan có trách nhiệm để thẩm tra.
+ Tổng hợp kết quả thẩm tra, ghi nội dung chứng nhận, ký
tên, đóng dấu vào lý lịch của người vào Đảng.
- Trách nhiệm của cấp uỷ cơ sở và cơ quan nơi được yêu cầu
xác nhận lý lịch:
+ Chỉ đạo chi uỷ hoặc bí thư chi bộ (nơi chưa có chi uỷ) và
cơ quan trực thuộc có liên quan xác nhận vào lý lịch hoặc phiếu thẩm tra, báo
cáo cấp uỷ cơ sở.
+ Cấp uỷ cơ sở thẩm định, ghi nội dung xác nhận, ký tên,
đóng dấu vào lý lịch hoặc phiếu thẩm tra gửi cho cấp uỷ cơ sở có yêu cầu; nếu
gửi phiếu thẩm tra theo đường công văn thì không để chậm quá 30 ngày (ở trong
nước), 90 ngày (ở ngoài nước) kể từ khi nhận được phiếu yêu cầu thẩm tra lý
lịch.
+ Tập thể lãnh đạo ban tổ chức cấp uỷ cấp trên trực tiếp của
tổ chức cơ sở đảng nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch thống nhất về nội dung
trước khi xác nhận vào lý lịch hoặc phiếu thẩm tra.
- Trách nhiệm của đảng viên được cử đi thẩm tra lý lịch:
Phải có trách nhiệm cao, công tâm, am hiểu nghiệp vụ và có
hiểu biết về người vào Đảng; kết thúc đợt thẩm tra phải làm văn bản báo cáo
trung thực với cấp uỷ những nội dung được giao thẩm tra và chịu trách nhiệm
trước Đảng về những nội dung đó.
đ) Kinh phí chi cho việc
đi thẩm tra lý lịch của người vào Đảng:
Đảng viên ở các cơ quan hưởng ngân sách Nhà nước, các doanh
nghiệp đi thẩm tra lý lịch người vào Đảng thì được thanh toán công tác phí theo
quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước; ở các đơn vị khác thì được vận dụng
theo chỉ đạo của cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng.
4 - Đảng viên chính thức giới thiệu người vào Đảng
a) Đảng viên ''cùng công tác với người vào Đảng'' là đảng
viên chính thức, cùng hoạt động (công tác, lao động, học tập...) ít nhất 12
tháng với người được giới thiệu vào Đảng trong cùng một đơn vị thuộc phạm vi
lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở.
Nếu đảng viên giúp đỡ người vào Đảng chuyển công tác, nghỉ
hưu, thay đổi nơi cư trú đến đảng bộ cơ sở khác, bị kỷ luật... thì chi bộ phân
công đảng viên chính thức khác theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng (không nhất
thiết đảng viên đó cùng hoạt động với người vào Đảng ít nhất 12 tháng).
b) Đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ người vào
Đảng khi làm hồ sơ kết nạp phải viết ''Giấy giới thiệu người vào Đảng'', nêu rõ
những điểm chính về lý lịch, phẩm chất chính trị, nhận thức về Đảng, đạo đức
lối sống, năng lực công tác, quan hệ quần chúng của người vào Đảng, chịu trách
nhiệm trước Đảng về những nội dung đó.
5 - Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh ở cơ sở giới thiệu đoàn viên vào Đảng
Ban chấp hành Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở
hoặc chi đoàn cơ sở xem xét ra ''Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào
Đảng'', nghị quyết cần nêu rõ những ưu điểm, khuyết điểm của đoàn viên về phẩm
chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực công tác, quan hệ quần chúng; số
thành viên tán thành, số thành viên không tán thành giới thiệu đoàn viên vào
Đảng; chịu trách nhiệm về những nội dung đó. Nghị quyết này được gửi kèm theo
nghị quyết đề nghị của chi đoàn nơi đoàn viên đang sinh hoạt.
Những tổ chức cơ sở đoàn lớn, hoạt động trên địa bàn rộng, nếu
được cấp uỷ cơ sở đồng ý và ban chấp hành đoàn cơ sở uỷ quyền, thì ban thường
vụ được ra nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng.
6 - Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở giới thiệu đoàn viên công
đoàn vào Đảng
- Ở cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng là đoàn viên công đoàn trong độ tuổi
thanh niên, được ban chấp hành công đoàn cơ sở xem xét, ra ''Nghị quyết giới
thiệu đoàn viên công đoàn vào Đảng'' thay cho một đảng viên chính thức.
- Thủ tục giới thiệu người vào Đảng của Ban Chấp hành Công
đoàn như thủ tục giới thiệu người vào Đảng của Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên.
- Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người
vào Đảng không còn trong độ tuổi thanh niên thì do 2 đảng viên chính thức giới
thiệu.
7 - Lấy ý kiến nhận xét của đoàn thể nơi làm việc và chi uỷ
nơi cư trú đối với người vào Đảng
a) Nơi làm việc.
Chi uỷ tổ chức lấy ý kiến của đại diện các tổ chức chính trị
- xã hội trong phạm vi lãnh đạo của chi bộ mà người vào Đảng là thành viên.
b) Nơi cư trú.
Chi uỷ nơi có người vào Đảng đang làm việc lấy ý kiến trực
tiếp hoặc gửi phiếu lấy ý kiến chi uỷ hoặc chi bộ (nơi chưa có chi uỷ) nơi cư
trú của người vào Đảng.
c) Chi uỷ nơi có người vào Đảng tổng hợp ý kiến nhận xét của
đoàn thể nơi làm việc và chi uỷ nơi cư trú đối với người vào Đảng, kèm theo hai
văn bản nêu trên để báo cáo chi bộ.
8 - Nghị quyết của chi bộ xét kết nạp người
vào Đảng
a) Chi bộ (kể cả chi bộ cơ sở) xem xét: Đơn xin vào
Đảng; lý lịch của người vào Đảng; văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức;
Nghị quyết giới thiệu đoàn viên của Ban Chấp hành Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh cơ sở hoặc nghị quyết giới thiệu đoàn viên công đoàn của Ban Chấp hành
Công đoàn cơ sở; bản tổng hợp ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi làm việc
và chi uỷ nơi cư trú.
b) Nếu được hai phần ba số đảng viên chính thức trở lên tán
thành kết nạp người vào Đảng thì chi bộ ra nghị quyết đề nghị cấp uỷ cấp
trên xem xét, quyết định.
- Nghị quyết nêu rõ kết luận của chi bộ về lý lịch; ý thức
giác ngộ chính trị; ưu khuyết điểm về phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực
công tác; quan hệ quần chúng... của người vào Đảng; số đảng viên chính thức tán
thành, không tán thành, lý do không tán thành.
Ở những nơi có đảng uỷ bộ phận thì đảng uỷ bộ phận thẩm định
nghị quyết của chi bộ về kết nạp đảng viên, báo cáo cấp uỷ cơ sở xét kết nạp
người vào Đảng.
9 - Nghị quyết của cấp uỷ cơ sở xét kết nạp người vào Đảng
a) Trước khi đưa ra đảng uỷ cơ sở xem xét, ban thường vụ
hoặc thường trực (nơi chưa có ban thường vụ) cấp uỷ cơ sở phải tiến hành kiểm
tra lại hồ sơ lý lịch của người vào Đảng và các văn bản của chi bộ hoặc đảng uỷ
bộ phận (nếu có).
b) Tập thể đảng uỷ cơ sở thảo luận, biểu quyết, nếu được hai
phần ba số cấp uỷ viên trở lên tán thành thì ra nghị quyết đề nghị cấp uỷ cấp
trên xét kết nạp.
Nếu đảng uỷ cơ sở được uỷ quyền quyết định kết nạp đảng viên
thì do đảng uỷ cơ sở đó ra quyết định kết nạp.
10 - Quyết định của cấp uỷ có thẩm quyền kết
nạp đảng viên
a) Sau khi nhận được nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên
của cấp uỷ cơ sở ban tổ chức của cấp uỷ có thẩm quyền tiến hành thẩm định lại,
trích lục tài liệu gửi các đồng chí uỷ viên thường vụ cấp uỷ nghiên cứu.
b) Ban thường vụ cấp uỷ họp xét, nếu được trên một nửa số
thành viên ban thường vụ đồng ý thì ra quyết định kết nạp đảng viên. Đối với
đảng uỷ cơ sở được uỷ quyền quyết định kết nạp đảng viên, thì phải được ít nhất
hai phần ba cấp uỷ viên đương nhiệm đồng ý mới được ra quyết định kết nạp đảng
viên.
c) Thời gian xét làm thủ tục kết nạp người vào Đảng:
Khi chi bộ có nghị quyết đề nghị kết nạp, cấp uỷ có thẩm
quyền phải xem xét quyết định và thông báo kết quả cho chi bộ, không được để
chậm quá 60 ngày; nếu quá thời hạn trên mà không có lý do chính đáng thì cấp uỷ
để chậm phải kiểm điểm trách nhiệm trước cấp uỷ cấp trên.
d) Trường hợp người vào Đảng có vấn đề liên quan đến lịch sử
chính trị hoặc chính trị hiện nay, không thuộc thẩm quyền quyết định của cấp uỷ
(theo quy định của Bộ Chính trị) thì báo cáo ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ
hoặc đảng uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, nếu được sự đồng ý bằng văn bản thì
cấp uỷ có thẩm quyền mới ra quyết định kết nạp.
11 - Tổ chức lễ kết nạp đảng viên
a) Khi có quyết định kết nạp đảng viên của cấp uỷ có thẩm
quyền, chi bộ tổ chức lễ kết nạp đảng viên kịp thời, không để chậm quá 30 ngày,
kể từ ngày nhận được quyết định.
b) Lễ
kết nạp đảng viên phải được tổ chức trang nghiêm; tiến hành kết nạp từng người
một (nếu kết nạp từ hai người trở lên trong cùng một buổi lễ).
c) Trang trí lễ kết nạp: (nhìn từ dưới lên)
- Trên cùng là khẩu hiệu : Đảng Cộng sản Việt
quang vinh muôn năm
- Cờ Đảng, cờ Tổ Quốc, tượng hoặc ảnh Chủ tịch
Hồ Chí Minh (bên trái)
- Tiêu đề
“Lễ kết nạp đảng viên”
d) Chương trình buổi lễ kết nạp:
- Chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca);
- Tuyên bố lý do; giới thiệu đại biểu;
- Người vào Đảng đọc đơn xin vào Đảng;
- Đại diện đảng viên được phân công giúp đỡ đọc
bản giới thiệu người vào Đảng;
- Đại diện Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở đọc bản giới thiệu
đoàn viên ưu tú vào Đảng (nếu có);
- Bí thư chi bộ hoặc đại diện chi uỷ đọc quyết
định kết nạp đảng viên của cấp uỷ có thẩm quyền (những người dự lễ kết nạp đứng
nghiêm);
- Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ;
- Đại diện chi uỷ nói rõ nhiệm vụ, quyền hạn của
người đảng viên, nhiệm vụ của chi bộ và phân công đảng viên chính thức giúp đỡ
đảng viên dự bị;
- Đại diện đảng uỷ cấp trên phát biểu ý kiến
(nếu có);
- Bế mạc (hát Quốc ca, Quốc tế ca).
12 - Việc xem xét kết nạp đảng viên đối với
người vào Đảng khi thay đổi đơn vị công tác hoặc nơi cư trú
a) Người đang trong thời kỳ được tổ chức đảng xem xét kết
nạp mà chuyển sang đơn vị công tác hoặc nơi cư trú mới, thì cấp uỷ cơ sở nơi
chuyển đi làm giấy chứng nhận người đó là cảm tình Đảng, đang được tổ chức đảng
giúp đỡ, xem xét kết nạp; cấp uỷ cơ sở nơi đến giao cho chi bộ tiếp tục phân
công đảng viên chính thức (không lệ thuộc vào thời gian đảng viên chính thức
cùng công tác với người vào Đảng) theo dõi, giúp đỡ.
b) Người vào Đảng đã được chi bộ, đảng uỷ
cơ sở xét, ra nghị quyết đề nghị cấp uỷ có thẩm quyền xét, kết nạp đảng viên
nhưng chưa gửi hồ sơ kết nạp lên cấp uỷ có thẩm quyền, thì cấp uỷ cơ sở nơi
chuyển đi làm công văn gửi kèm hồ sơ đề nghị kết nạp đảng viên đến cấp uỷ cấp
trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi chuyển đến. Cấp uỷ cấp trên trực tiếp
của cơ sở nơi chuyển đến chỉ đạo cấp uỷ đảng trực thuộc phân công đảng viên
chính thì theo dõi, giúp đỡ và xem xét để kết nạp.
c) Người vào Đảng đã được cấp uỷ cơ sở gửi nghị
quyết và hồ sơ kết nạp đảng viên lên cấp có thẩm quyền, nhưng chưa có quyết
định kết nạp hoặc đã có quyết định kết nạp nhưng ngày ra quyết định kết nạp sau
30 ngày kể từ ngày ghi trong quyết định của cấp có thẩm quyền cho người
vào Đảng chuyển đơn vị công tác, học tập hoặc chuyển đến nơi cư trú mới, thì
cấp uỷ có thẩm quyền làm công văn gửi kèm theo hồ sơ đề nghị kết nạp đến cấp uỷ
cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi chuyển đến để xem xét, quyết định
kết nạp.
Trường hợp cấp uỷ có thẩm quyền ra quyết định kết nạp người
vào Đảng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày người được vào Đảng có quyết định
được chuyển đến đơn vị công tác, học tập hoặc nơi cư trú mới, thì gửi công văn
kèm theo quyết định và hồ sơ kết nạp đến cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức
cơ sở đảng nơi người vào Đảng chuyển đến để chỉ đạo chi bộ tổ chức lễ kết nạp
đảng viên. Không tổ chức lễ kết nạp nơi đã chuyển đi.
d) Người vào Đảng chuyển đến đơn vị công tác, học tập hoặc
nơi cư trú mới thuộc phạm vi lãnh đạo của cấp uỷ có thẩm quyền (trong một đảng
bộ huyện và tương đương), thì cấp uỷ có thẩm quyền xem xét và thông báo đến cấp
uỷ cơ sở nơi chuyển đi, đồng thời chuyển quyết định kết nạp đến cấp uỷ cơ sở
nơi người vào Đảng đến để tổ chức lễ kết nạp.
Với các trường hợp nêu trên, cấp uỷ cơ sở nơi chuyển đến cần
kiểm tra kỹ hồ sơ, thủ tục kết nạp trước khi tổ chức lễ kết nạp; nếu chưa bảo
đảm nguyên tắc, thủ tục hoặc chưa đủ tiêu chuẩn đảng viên thì đề nghị cấp uỷ có
thẩm quyền nơi ra quyết định kết nạp xem xét lại. Thời gian xem xét lại không
để quá 60 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cấp uỷ nơi người vào
Đảng chuyển đến.
13 - Việc phân công đảng viên theo dõi, giúp đảng viên dự bị chuyển
công tác đến đơn vị mới hoặc đến nơi cư trú mới
a) Đảng viên dự bị chuyển sinh hoạt đảng (chính thức hoặc
tạm thời) đến đơn vị công tác hoặc nơi cư trú mới, thì chi uỷ, đảng uỷ cơ sở
nơi đảng viên chuyển đi nhận xét vào bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị, để
đảng viên báo cáo cấp uỷ, chi bộ nơi chuyển đến theo dõi, giúp đỡ.
b) Chi bộ nơi đảng viên dự bị chuyển đến tiếp tục phân công
đảng viên chính thức theo dõi, giúp đỡ; khi hết thời gian dự bị, đảng viên dự
bị viết bản tự kiểm điểm và đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ viết
bản “Nhận xét đảng viên dự bị'' báo cáo chi bộ.
II. Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng
viên chính thức (kể cả kết nạp lại), gồm có
1- Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng đảng viên
mới
Đảng viên dự bị phải học lớp bồi dưỡng đảng viên mới, được
trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc cấp uỷ có thẩm quyền kết nạp đảng
viên cấp giấy chứng nhận.
2- Bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị
Sau 12 tháng, kể từ ngày chi bộ làm lễ kết nạp, đảng viên dự
bị viết bản tự kiểm điểm đề nghị chi bộ xét, công nhận đảng viên chính thức.
Nội dung kiểm điểm phải nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm về thực hiện nhiệm vụ đảng
viên và biện pháp khắc phục khuyết điểm, tồn tại.
3- Bản nhận xét của đảng viên chính thức được
phân công giúp đỡ
Đảng viên được phân công giúp đỡ viết bản “Nhận xét đảng
viên dự bị'' để báo cáo chi bộ; nội dung nhận xét cần lêu rõ ưu điểm, khuyết
điểm về lập trường tư tưởng, nhận thức về Đảng, đạo đức lối sống và mức độ hoàn
thành nhiệm vụ được giao của đảng viên dự bị.
4- Bản nhận xét của đoàn thể nơi công tác và
chi uỷ nơi cư trú
a) Phạm vi, hình thức tổ chức và thủ tục lấy ý kiến nhận xét
của đoàn thể nơi công tác và chi uỷ nơi cư trú đối với đảng viên dự bị được
tiến hành như sau:
- Nơi làm việc: Chi uỷ tổ chức lấy ý kiến của đại diện các
tổ chức chính trị - xã hội trong phạm vi lãnh đạo của chi bộ mà người vào Đảng
là thành viên.
- Nơi cư trú: Chi uỷ có người vào Đảng đang làm việc lấy ý
kiến trực tiếp hoặc gửi phiếu lấy ý kiến chi uỷ hoặc chi bộ (nơi chưa có chi uỷ)
nơi cư trú của người vào Đảng.
b) Chi uỷ nơi có đảng viên dự bị tổng hợp ý kiến nhận xét
của đoàn thể nơi công tác và chi uỷ nơi cư trú đối với đảng viên dự bị để báo
cáo chỉ bộ, kèm theo ý kiến của từng đoàn thể và của chi uỷ nơi cư trú.
5- Nghị quyết của chi bộ, đảng uỷ cơ sở và
quyết định công nhận đảng viên chính thức của cấp có thẩm quyền
a) Nội dung và cách tiến hành của chi bộ, đảng uỷ cơ sở, cấp
có thẩm quyền xét, quyết định công nhận đảng viên chính thức thực hiện theo
hướng dẫn tại điểm 3 (3.9, 3.10, 3. 11) của Hướng dẫn 03 - HD/BTCTW ngày
26/12/2006.
b) Sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền công
nhận đảng viên chính thức, chi ủy công bố quyết định trong hội nghị chi bộ gần
nhất.
6- Thủ tục xoá tên đảng viên dự bị
a) Đảng viên dự bị vi
phạm tư cách đảng viên thì chi bộ xem xét, nếu có hai phần ba đảng viên chính
thức trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên đảng viên dự bị thì ra nghị quyết, báo
cáo cấp uỷ cấp trên.
b) Đảng uỷ cơ sở xem xét, nếu có hai phần ba đảng uỷ viên
trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên đảng viên dự thì ra nghị quyết, báo cáo cấp
uỷ có thẩm quyền.
c) Ban thường vụ cấp uỷ có thẩm quyền xem xét, nếu có trên
một nửa số thành viên biểu quyết đồng ý xoá tên thì ra quyết định xoá tên.
d) Đảng uỷ cơ sở được uỷ quyền quyết định kết nạp đảng viên
ra quyết định xoá tên đảng viên dự bị nếu được sự đồng ý của ít nhất hai phần
ba đảng uỷ viên đương nhiệm.
III. Một số vấn đề
liên quan đến kết nạp đảng viên và công nhận đảng viên chính thức
5.1- Hình thức biểu quyết để quyết định hoặc
đề nghị kết nạp đảng viên, công nhận đảng viên chính thức và xoá tên đảng viên
Việc biểu quyết để quyết định hoặc ra nghị quyết đề nghị kết
nạp đảng viên, công nhận đảng viên chính thức, xoá tên trong danh sách đảng
viên thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết bằng thẻ đảng viên
do hội nghị chi bộ và hội nghị của cấp uỷ quyết định. Trường hợp biểu quyết
không đủ tỷ lệ theo quy định để quyết định hoặc ra nghị quyết thì phải báo cáo
đầy đủ kết quả biểu quyết lên đến cấp uỷ có thẩm quyền xem xét, quyết định.
5.2- Trách nhiệm của chi bộ nơi sinh hoạt
tạm thời đối với người vào Đảng và công nhận đảng viên chính thức
a) Kết nạp đảng viên:
- Khi được cấp ủy đảng nơi làm việc chính thức giới thiệu
đến, chi bộ nơi có người phấn đấu vào Đảng sinh hoạt tạm thời cử đảng viên
chính thức theo dõi, giúp đỡ quần chúng phấn đấu vào Đảng. Khi đủ điều kiện,
chi bộ gửi nhận xét về chi bộ nơi người xin vào Đảng công tác chính thức để xem
xét kết nạp vào Đảng theo quy định.
- Sau khi có quyết định của cấp uỷ có thẩm quyền kết nạp
đảng viên, chi bộ nơi ra nghị quyết đề nghị kết nạp tổ chức lễ kết nạp đảng
viên và làm thủ tục giới thiệu đảng viên đến sinh hoạt đảng tạm thời tại chi bộ
nơi học tập, làm việc.
b) Công nhận đảng viên chính thức:
- Khi đảng viên hết thời gian dự bị, chi bộ nơi sinh hoạt
tạm thời của đảng viên dự bị thực hiện các thủ tục gửi về chi bộ nơi đảng viên
sinh hoạt chính thức để xem xét công nhận đảng viên chính thức theo quy định
tại điểm 4 của Hướng dẫn 03 – HD/BTCTW ngày 29/12/2006.
Khi có quyết định của cấp uỷ có thẩm quyền công nhận đảng
viên chính thức, chi ủy nơi đảng viên sinh hoạt đảng chính thức công bố quyết
định trong hội nghị chi bộ; thông báo cho đảng viên và tổ chức đảng nơi đảng
viên sinh hoạt đảng tạm thời biết.
5.3- Thủ tục và cách tính tuổi đảng cho đảng
viên.
a) Tuổi đảng của đảng viên được kết nạp lại thực hiện theo
quy định tại điểm 5 (5.5), Quy định số 23-QĐ/TW ngày 31-10-2006 của Bộ Chính
trị, cụ thể như sau:
Đảng viên làm bản kê khai về tuổi đảng của mình, báo cáo chi
bộ; chi bộ thẩm tra, báo cáo đảng uỷ cơ sở; đảng uỷ cơ sở thẩm định, báo cáo
cấp uỷ có thẩm quyền. Cấp ủy có thẩm quyền xem xét, ra quyết định tính lại tuổi
đảng cho đảng viên. Quyết định được gửi cho đảng viên và lưu hồ sơ.
b) Việc tính lại tuổi đảng đối với đảng viên bị khai trừ có
thời hạn theo quy định của Điều lệ Đảng khoá II, thời gian mất liên lạc với tổ
chức Đảng và thời gian gián đoạn do chuyển sinh hoạt đảng cũng được thực hiện
tương tự như trên.
5.4- Trường hợp kết nạp người vào Đảng và
công nhận đảng viên chính thức sai quy định
Cấp uỷ cấp trên, qua kiểm tra phát hiện thấy việc kết nạp
người vào Đảng và công nhận đảng viên chính thức sai quy định thì xử lý như
sau:
a) Nết quyết định kết nạp người vào Đảng và công nhận đảng
viên chính thức không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo qui định tại Điều 1 Điều lệ
Đảng và điểm 5 Quy định số 23-QĐ/TW ngày 31-10-2006 của Bộ Chính trị, thì chỉ
đạo cấp uỷ ra quyết định phải huỷ bỏ quyết định của mình và thông báo cho chi
bộ nơi đảng viên sinh hoạt xoá tên trong danh sách đảng viên.
b) Nếu quyết định kết nạp người vào Đảng và công nhận đảng
viên chính thức không đúng thẩm quyền và không đúng thủ tục (quy định tại Điều
4, Điều 5, Điều lệ Đảng và điểm 3 Quy định số 23 – QĐ/TW ngày 31-10-2006 của Bộ
Chính trị, thì cấp uỷ cấp trên quyết định huỷ bỏ quyết định đó và chỉ đạo cấp
uỷ có thẩm quyền làm lại các thủ tục theo quy định.
5.5- Thời hạn sử dụng văn bản trong hồ sơ xét
kết nạp người vào Đảng
a) Quá 12 tháng, kể từ khi lập hồ sơ đề nghị xét kết nạp
người vào Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp được thì phải làm lại các
tài liệu sau:
- Văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công
giúp đỡ người vào Đảng;
- Nghị quyết giới thiệu đoàn viên vào Đảng của Ban Chấp hành
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc của Ban Chấp hành Công đoàn cơ
sở;
- Văn bản thẩm tra bổ sung lý lịch của người vào Đảng nếu có
thay đổi so với thời điểm thẩm tra lần trước;
- Ý kiến nhận xét bổ sung của đoàn thể nơi công tác và chi
uỷ nơi cư trú đối với người xin vào Đảng.
b) Quá 60 tháng, kể từ khi người vào Đảng được cấp giấy
chứng nhận đã học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề
nghị kết nạp, thì chi bộ phải giới thiệu người vào Đảng học lại để được cấp
giấy chứng nhận mới trước khi xem xét, kết nạp.
6. Kết nạp đảng viên trong một số trường hợp cụ thể
6.1- Về việc kết nạp lại người vào Đảng
Việc xét kết nạp lại người vào Đảng thực hiện theo điểm 5
Quy định số 23-QĐ/TW ngày 31-10-2006 của Bộ Chính trị, cụ thể như sau:
a) Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp lại người vào Đảng:
- Người bị khai trừ, xoá tên, cho ra khỏi Đảng đã có thời
gian ít nhất 36 tháng, kể từ ngày cấp có thẩm quyền ban hành quyết định.
- Người bị án hình sự ít nghiêm trọng (bị phạt 3 năm tù trở
xuống) đã có thời gian ít nhất 60 tháng, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền quyết
định xoá án
b) Những đảng viên được kết nạp lại phải trải qua thời gian
dự bị 12 tháng.
6.2- Kết nạp vào Đảng đối với người có đạo
Thực hiện theo Quy định 123-QĐ/TW ngày 28-9-2004 của Bộ
Chính trị khoá IX và Hướng dẫn số 40-HD/BTCTW ngày 08-4-2005 của Ban Tổ chức
Trung ương.
6.3- Kết nạp vào Đảng đối với người có
quan hệ hôn nhân với người nước ngoài
Thực hiện theo Quy định số 127-QĐ/TW ngày 03-11-2004 của
Ban Bí thư khoá IX và Hướng dẫn số 41-HD/BTCTW ngày 13-4-2005 của Ban Tổ chức
Trung ương.
6.4- Kết nạp đảng viên là người Hoa
Thực hiện theo Thông tri số 06-TT/TW ngày 02-11-2004 của Ban
Bí thư khoá IX và Hướng dẫn số 42-HD/BTCTW ngày 13-4-2005 của Ban Tổ chức Trung
ương.
6.5- Thẩm quyền xét kết nạp đảng viên trong
một số trường hợp cụ thể
a) Người đang học tập trung ở trường từ 12 tháng trở lên: Do
tổ chức Đảng nhà trường xem xét kết nạp.
Tổ chức đảng ở địa phương nơi người vào Đảng cư trú có nhận
xét về phẩm chất, đạo đức, lối sống, quan hệ xã hội, việc chấp hành đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước gửi về cấp uỷ nhà trường để có cơ
sở xem xét.
b) Người đã tốt nghiệp ra trường về địa phương chờ việc làm
thì tổ chức đảng địa phương xem xét kết nạp.
c) Người đang làm hợp đồng tại cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị
sự nghiệp:
- Nếu làm hợp đồng dưới 12 tháng (có thời hạn) thì tổ chức
đảng nơi cư trú xét kết nạp; trước khi làm thủ tục xem xét kết nạp phải có nhận
xét của cơ quan doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nơi người đó làm việc.
- Nếu làm hợp đồng từ 12 tháng trở lên (không thời hạn) thì
tổ chức đảng của cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nơi người đó làm việc
xem xét, kết nạp.
6.6- Việc kết nạp người vào Đảng ở nơi chưa
có đảng viên, chưa có chi bộ
Cấp ủy cấp trên giao cho chi bộ có điều kiện thuận lợi nhất
để phân công đảng viên chính thức tuyên truyền, giúp đỡ người vào Đảng. Khi có
đủ điều kiện tiêu chuẩn vào Đảng thì chi bộ nơi có đảng viên giúp đỡ
người xin vào Đảng đang sinh hoạt làm thủ tục đề nghị kết nạp theo quy định.
IV. Phát và quản lý thẻ đảng viên
Việc phát thẻ và quản lý thẻ đảng viên thực hiện theo quy
định tại điểm 9 (9.l), Quy định số 23-QĐ/TW ngày 31-10-2006 của Bộ Chính trị,
cụ thể như sau:
7.1- Phát và quản lý thẻ đảng viên
a) Đảng viên chính thức có đủ tư cách mới được phát thẻ đảng
viên.
Tại thời điểm xét, đảng viên bị thi hành kỷ luật về Đảng từ
hình thức khiển trách trở lên thì chưa phát thẻ đảng viên. Sau 3 tháng (đối với
kỷ luật khiển trách) sau 6 tháng (đối với kỷ luật cảnh cáo), 12 tháng (đối với
kỷ luật cách chức) nếu không tái phạm khuyết điểm thì được xét phát thẻ đảng
viên.
b) Đảng viên đang bị bệnh tâm thần thì chưa phát thẻ đảng
viên.
c) Đảng viên được cộng nhận là đảng viên chính thức tại tổ
chức Đảng ở ngoài nước thì do Ban Cán sự đảng ngoài nước xét, làm thẻ đảng viên
theo các đợt trong năm; khi trở về nước được Ban Cán sự đảng ngoài nước trao
thẻ đảng viên.
d) Đảng viên bị mất thẻ phải kiểm điểm trước chi bộ. Nếu có
lý do chính đáng thì được cấp lại thẻ đảng viên, nếu không có lý do chính đáng
thì phải xử lý kỷ luật trước khi cấp lại thẻ.
đ) Đảng viên bị hỏng thẻ thì báo cáo với chi bộ để cấp có
thẩm quyền đổi lại thẻ đảng viên.
e) Đảng viên hy sinh, từ trần, gia đình của đảng viên đó
được giữ lại thẻ đảng viên.
7.2- Về sử dụng thẻ đảng viên
a) Thẻ đảng viên là giấy chứng nhận quan trọng của đảng viên
được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Biểu quyết trong sinh hoạt đảng;
- Trình thẻ đảng viên với cấp uỷ để được tham gia sinh hoạt
đảng tạm thời dưới 3 tháng;
- Trình thẻ đảng viên khi làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng;
khi ra ngoài nước phải giao thẻ đảng viên cho Ban Cán sự đảng ngoài nước quản
lý.
b) Đảng viên hoặc tổ chức đảng khi phát hiện những trường
hợp lấy cắp hoặc làm giả thẻ đảng viên phải kịp thời báo cáo với cấp uỷ.
c) Định kỳ 5 năm thực hiện việc kiểm tra kỹ thuật thẻ đảng
viên theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.
7.3- Trách nhiệm của các cấp uỷ trong việc
phát và quản lý thẻ đảng viên
a) Cấp uỷ cơ sở: xét và làm thủ tục đề nghị cấp uỷ cấp trên
trực tiếp xét phát thẻ đảng viên, cấp lại thẻ đảng viên bị mất hoặc bị hỏng; tổ
chức lễ phát thẻ đảng viên; định kỳ hằng năm chi bộ kiểm tra thẻ của đảng viên
trong chi bộ.
b) Cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng: xét ra
quyết định phát thẻ đảng viên, cấp lại thẻ đảng viên bị mất hoặc bị hỏng: lập
danh sách đảng viên được phát thẻ trong đảng bộ; tổ chức điền, viết thẻ đảng
viên và quản lý sổ phát thẻ đảng viên.
THỦ TỤC CHUYỂN SINH HOẠT ĐẢNG
Việc chuyển sinh hoạt đảng thực hiện theo quy định tại điểm
9 (9.3) Quy định số 23 - QĐ/TW ngày 31-10-2006 của Bộ Chính trị, cụ thể như
sau:
9.1- Trách nhiệm của đảng viên và cấp uỷ về chuyển sinh hoạt
đảng
a) Đối với đảng viên:
- Đảng viên phải xuất trình quyết định của cấp có thẩm quyền
cho chuyển công tác, thay đổi nơi cư trú và bản tự kiểm điểm về ưu, khuyết điểm
thực hiện nhiệm vụ đảng viên trong một năm trước thời điểm chuyển sinh hoạt
đảng chính thức hoặc sinh hoạt đảng tạm thời đến đảng bộ mới.
- Đảng viên phải bảo quản cẩn thận hồ sơ chuyển sinh hoạt
đảng, nếu để mất giấy giới thiệu sinh hoạt đảng và hồ sơ thì phải báo cáo ngay
với cấp uỷ nơi làm thủ tục trước đó (tường trình rõ lý do mất và bản xác nhận
của công an xã, phường hoặc huyện, quận... nơi bị mất hồ sơ chuyển sinh hoạt)
để cấp uỷ xem xét và giới thiệu với cấp uỷ cơ sở nơi chuyển đi xét lập lại hồ
sơ đảng viên và làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng.
b) Đối với cấp uỷ cơ sở:
- Chi uỷ, chi bộ, đảng uỷ bộ phận (nếu có) trực tiếp làm thủ
tục giới thiệu, ghi nhận xét vào bản kiểm điểm của đảng viên và giao cho bí
thư, phó bí thư của cấp uỷ ký giấy giới thiệu sinh hoạt đảng.
- Đảng uỷ cơ sở trực tiếp làm thủ tục giới thiệu; nhận xét,
đóng dấu chứng nhận vào bản kiểm điểm đảng viên; xét cấp lại và chuyển sinh
hoạt đảng và giao cho bí thư, phó bí thư, uỷ viên thường vụ của cấp uỷ ký giấy
giới thiệu chuyển sinh hoạt đảng.
c) Đối với cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng:
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Trung
ương về giới thiệu sinh hoạt đảng ở các cấp uỷ trực thuộc; xử lý các trường hợp
đảng viên chậm nộp hồ sơ hoặc không nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng; đồng chí
bí thư, phó bí thư, uỷ viên thường vụ, trưởng ban tổ chức của cấp uỷ ký giấy
giới thiệu sinh hoạt đảng và đóng dấu của cấp uỷ.
- Chỉ đạo ban tổ chức cấp uỷ thực hiện thủ tục giới thiệu
sinh hoạt đảng, viết phiếu báo chuyển sinh hoạt đảng và sử dụng, quản lý sổ
giới thiệu sinh hoạt đảng.
9.2- Thủ tục chuyển sinh hoạt đảng
9.2.1- Chuyển sinh hoạt đảng chính thức (cắt khỏi đảng số
của đảng bộ)
a) Ở trong nước:
Đảng viên được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển công tác
sang một đơn vị mới, được nghỉ hưu, nghỉ mất sức, phục viên hoặc thay đổi nơi
cư trú lâu dài; đảng viên đi công tác biệt phái hoặc đến làm hợp đồng không
thời hạn từ 12 tháng trở lên ở các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và
hội quần chúng, thì giải quyết việc chuyển sinh hoạt đảng như sau:
+ Ở những nơi có tổ chức đảng: được chuyển sinh hoạt đảng
chính thức đến tổ chức cơ sở đảng nơi đảng viên đến làm việc hoặc nơi cư trú
lâu dài.
+ Ở những nơi chưa có tổ chức đảng: nếu cơ quan, doanh
nghiệp, đơn vị sự nghiệp... ở quá xa nơi đảng viên thường trú, thì được chuyển
sinh hoạt đảng chính thức đến đảng bộ nơi đảng viên tạm trú. Trường hợp đảng
viên đến làm việc ở gần nơi thường trú, thì đảng viên vẫn sinh hoạt ở đảng bộ
cũ.
- Đảng viên là học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường ở
trong nước từ 3 tháng trở lên mà chưa có nơi tạm nhận làm việc thì đảng uỷ nhà
trường giới thiệu chuyển sinh hoạt đảng chính thức cho đảng viên về đảng bộ nơi
cư trú.
b) Ra ngoài nước:
- Đảng viên được cử đi công tác, học tập, lao động, được cơ
quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước cho đi thăm người thân... ở ngoài nước
từ 12 tháng trở lên, nếu ở đó chưa có tổ chức đảng thì giải quyết việc chuyển
sinh hoạt đảng như sau:
+ Đảng viên đi đơn lẻ thì Ban Cán sự đảng ngoài nước trực
tiếp hướng dẫn về sinh hoạt đảng. Khi đảng viên ở ngoài nước về phải có bản tự
kiểm điểm trong thời gian ở ngoài nước về tư cách đảng viên và thực hiện nhiệrn
vụ được giao, có xác nhận của tổ chức đảng hoặc cơ quan đại diện của ta ở nước
sở tại, các trương hợp khác thực hiện theo hướng dẫn của Ban Cán sự đảng ngoài
nước.
+ Đảng viên ra ngoài nước theo đoàn có từ 3 đảng viên chính
thức trở lên thì Ban Cán sự đảng ngoài nước ra quyết định thành lập chi bộ đảng,
chỉ định chi uỷ lâm thời, giao nhệm vụ cho chi bộ trong thời gian ở ngoài nước.
Khi đảng viên trở về chi uỷ nhận xét vào bản kiểm điểm của đảng viên để Ban Cán
sự đảng ngoài nước xem xét, giới thiệu sinh hoạt đảng cho đảng viên về sinh
hoạt đảng ở trong nước.
9.2.2- Chuyển sinh hoạt đảng tạm thời (không cắt đảng số ở
đảng bộ)
Việc chuyển sinh hoạt đảng tạm thời được thực hiện đối với
các trường hợp sau:
a) Ở trong nước:
Đảng viên đi công tác, học tập, làm việc (kể cả công tác
biệt phái), làm hợp đồng thay đổi nơi cư trú ở trong nước; đảng viên là cán bộ
công nhân viên ở các doanh nghiệp, là xã viên hợp tác xã vì không có việc làm
phải về cư trú nghỉ chờ việc làm... trong thời gian từ 3 thàng đến 12 tháng;
đảng viên được cử đi học ở các trường trong nước từ 3 tháng đến 24 tháng, sau
đó lại trở về đơn vị cũ.
b) Ra ngoài nước:
Đảng viên đi công tác, học tập lao động, chữa bệnh, đi thăm
người thân ở nước ngoài... (được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cho phép)
từ 3 tháng đến dưới 12 tháng, sau đó lại trở về nước.
9.3- Việc quản lý sinh hoạt đảng và chuyển
sinh hoạt đảng trong một số trường hợp cụ thể
a) Việc quản lý sinh hoạt của đảng viên hoạt động xa
nơi cư trú, làm việc lưu động, không ổn định hoặc ở những nơi chưa có tổ chức
đảng: đảng viên đi làm việc lưu động ở các địa phương trong nước, việc làm
không ổn định hoặc ở những nơi chưa có tổ chức đảng, không có điều kiện trở về
tham gia sinh hoạt chi bộ theo quy định của Điều lệ Đảng, thì đảng viên phải
làm đơn báo cáo chi bộ xem xét.
Nếu lý do đảng viên đi ra ngoài địa phương nơi cư trú (vì
việc làm hoặc vì việc riêng) là chính đáng và thời gian dưới 12 tháng, thì chi
bộ xét đề nghị đảng uỷ cơ sở cho đảng viên được tạm miễn sinh hoạt đảng và công
tác trong thời gian đó. Đảng viên phải đăng ký tạm trú với chính quyền địa
phương nơi đến và giữ gìn tư cách đảng viên, đóng đảng phí theo quy định; hết
thời gian phải có nhận xét của cơ quan, chính quyền địa phương (xã, phường, thị
trấn, cơ quan, xí nghiệp...) ở các nơi đến để chi bộ bố trí trở lại sinh hoạt
chi bộ. Nếu nơi đến không thực hiện được việc đăng ký tạm trú, hết thời gian
trên phải làm bản tự kiểm điểm về việc giữ gìn tư cách đảng viên, báo cáo chi
bộ để chi bộ xét trở lại sinh hoạt đảng.
Trường hợp đảng viên cần tiếp tục đi thêm đợt mới, thì phải
có đơn báo cáo với chi bộ xem xét, quyết định.
b) Việc chuyển sinh hoạt đảng đối với đảng viên là cán bộ
nghỉ trước tuổi, chờ đến tuổi nghỉ hưu theo chế độ quy định của Đảng và Nhà
nước:
Trong thời gian đảng viên nghỉ chờ làm thủ tục nghỉ hưu thì
được chuyển sinh hoạt đảng tạm thời về đảng bộ nơi cư trú; nếu đảng viên có yêu
cầu, chi bộ xét cho miễn sinh hoạt đảng. Sau khi cấp có thẩm quyền làm xong thủ
tục nghỉ hưu (cấp sổ hưu trí), tổ chức đảng chuyển sinh hoạt đảng chính thức
cho đảng viên về đảng bộ nơi cư trú.
c) Việc chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên do yêu cầu công
tác phải chuyển tiếp hoặc do tổ chức đảng nơi đảng viên chuyển đi giới thiệu
chuyển sinh hoạt đảng sai địa chỉ:
- Cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi đảng
viên nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng đến không ghi vào giấy giới thiệu sinh
hoạt đảng của đảng viên, làm công văn riêng kèm theo hồ sơ đảng viên để giới
thiệu đảng viên đến cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng sẽ chuyển
đến.
- Cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi đảng
viên chuyển đến căn cứ công văn và hồ sơ đảng viên xem xét, làm thủ tục tiếp
nhận sinh hoạt đảng cho đảng viên.
d) Chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên ở tổ chức đảng bị
giải tán hoặc giải thể:
- Đảng viên ở chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở bị giải tán
thì cấp uỷ cơ sở làm thủ tục giới thiệu đảng viên đến nơi sinh hoạt
mới.
- Đảng viên ở đảng bộ, chi bộ cơ sở bị giải tán thì cấp uỷ
cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng căn cứ hồ sơ đảng viên giới thiệu
đảng viên đến đảng bộ mới theo trình tự, thủ tục quy định để được tham gia sinh
hoạt đảng. Tổ chức đảng giải thể thì thực hiện việc chuyển sinh hoạt đảng cho
đảng viên sau khi có quyết định giải thể.
đ) Việc giới thiệu và quản lý đảng viên đang công tác tại
các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thường xuyên giữ mối liên hệ với
chi uỷ, đảng uỷ cơ sở nơi cư trú:
Việc giới thiệu đảng viên đang công tác về nơi cư trú thực
hiện theo quy định tại điểm l, Điều 3 Quy định số 76 - QĐ/TW ngày 15-6-2000 của
Bộ Chính trị khoá VIII; quy định cụ thể thêm một số điểm như sau:
+ Cấp uỷ cơ sở nơi đảng viên đang công tác giới thiệu đảng
viên và giữ mối liên hệ với cấp uỷ cơ sở nơi đảng viên cư trú (không phân biệt
nơi cư trú của đảng viên ở trong hay ngoài phạm vi của đảng bộ tỉnh, thành phố)
+ Cấp uỷ cơ sở nơi cư trú của đảng viên tiếp nhận đảng viên,
vào sổ theo dõi và thông báo cho chi uỷ chi bộ nơi cư trú của đảng viên theo
dõi, quản lý, giúp đỡ đảng viên hoàn thành nhiệm vụ theo quy định tại Điều 2
Quy định số 7-QĐ/TW của Bộ Chính trị.
- Tổ chức theo dõi, quản lý đảng viên đang công tác thường
xuyên giữ mối liên lạc với chi uỷ, đảng uỷ nơi cư trú như sau:
+ Cấp uỷ cơ sở nơi đảng viên đang làm việc lập sổ theo dõi
việc giới thiệu đảng viên về nơi cư trú, tập hợp ý kiến nhận xét đảng viên của
chi uỷ, đảng uỷ cơ sở nơi cư trú và chỉ đạo chi bộ nơi đảng viên sinh hoạt xem
xét, xử lý những vấn đề có liên quan đến đảng viên.
+ Cấp uỷ cơ sở nơi cư trú của đảng viên chỉ đạo chi bộ trực
thuộc theo dõi, quản lý đảng viên; định kỳ hằng năm và khi cần thiết thông báo
với cấp uỷ, chi bộ nơi đảng viên đang làm việc về tình hình đảng viên thực hiện
nhiệm vụ ở nơi cư trú (trực tiếp hoặc bằng văn bản) theo Hướng dẫn số 23 -
HD/BTCTW ngày 14-10-2003 của Ban Tổ chức Trung ương.
Liên Hệ nick tpm1512 hoặc DĐ: 01666.055.006
0 comments:
Post a Comment