kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Friday, July 27, 2012

Phương pháp học tập ở Đại học

Khối lượng kiến thức giảng dạy ở bậc ĐH là vô cùng lớn, phương pháp giảng dạy và môi trường học tập cũng khác xa bậc học phổ thông. Vì vậy, các bạn sinh viên (SV) cần có được phương pháp học tập thích hợp để có thể tiếp thu hết khối kiến thức đồ sộ đó.

Bước vào ĐH, không ít các bạn tân SV bỡ ngỡ vì cách học, cách dạy mới. Do SV được coi là những con người đã trưởng thành, việc học và dạy ở ĐH nhấn mạnh đến sự tự giác và tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mỗi cá nhân, vì vậy, cách học ở ĐH luôn xoay quanh vấn đề: làm sao để tự nỗ lực mà đạt kết quả học tập cao nhất.


Cách dạy ở ĐH


Đầu tiên, tân SV cần hiểu rõ cách dạy của các thầy cô bậc ĐH. Mặc dù cách dạy ĐH ở VN vẫn còn mang nhiều yếu điểm đè bẹp sự năng động của SV như cách dạy đọc chép của một số giảng viên, nhưng xu thế dạy của các thầy cô đang dần thay đổi theo sự phát triển của giáo dục. Thầy cô ở bậc ĐH đóng vai trò là người hướng dẫn, giải đáp thắc mắc, người đi trước trong ngành nghề truyền đạt lại kiến thức, kinh nghiệm cho người đi sau. Khối lượng kiến thức ở mỗi môn học là không hề nhỏ, bạn có thể dễ dàng thấy rõ điều này qua độ dày của những quyển sách trong chương trình ĐH.


Vì vậy, thời gian lên lớp của thầy cô chủ yếu là giải đáp các thắc mắc và hướng dẫn các tài liệu, các phần nên đọc trong học phần của môn học. Cần chú ý, vẫn biết cách học ở ĐH chủ yếu là tự học, tự tìm tài liệu, nhưng với số lượng tài liệu vô cùng lớn, khó mà SV có thể tự mò mẫm chính xác tài liệu thích hợp cho môn học. Vì vậy, cần có sự hướng dẫn của thầy cô trong việc học của SV.


Cách tìm kiếm - sử dụng tài liệu


Tài liệu, sách vở ở bậc ĐH cũng đồ sộ như khối lượng kiến thức cần tiếp thu. Thông thường, ở buổi học mở đầu của môn học, thầy cô sẽ giới thiệu các quyển sách cần dùng cho học phần, các quyển sách có thể tham khảo thêm. Bạn không cần mua tất cả những quyển sách này, nhưng nên họp nhóm và chia nhau mua đầy đủ các sách mà thầy cô nêu ra. Có thể, bạn không dùng hết kiến thức của sách, nhưng sẽ cần một vài điều, một vài công thức mà sách giáo trình không có. Vì vậy, lập nhóm học tập cũng rất quan trọng trong việc học ở ĐH, sẽ được nói đến ở phần sau.


SV cần tham khảo thật kỹ ý kiến của thầy cô trước khi bắt đầu đọc một tài liệu nào đó. Không phải tài liệu đó không hay, mà có thể kiến thức viết trong tài liệu đó không phù hợp hay quá cao với chương trình mà môn học đang giảng dạy.


Lập nhóm học tập


Có một nhóm bạn cùng nhau học và hỗ trợ nhau trong học tập, sinh hoạt đời sống SV là điều nên và cũng có thể nói là cần thiết. Nhóm học tập sẽ giúp nhau cùng ôn bài khi thi, cùng nhau mua tài liệu. Học cùng nhau có thể tăng sự hứng thú khi lên lớp. Một thực tế là, cho dù bạn là SV siêng năng đến mấy, đời SV có những lúc bạn buộc phải vắng mặt trên lớp để làm thêm hay tham gia một hoạt động xã hội nào đó. Lúc này, bạn sẽ thấy sự hỗ trợ từ bạn bè là quan trọng như thế nào.


Các vấn đề khác


Nhiều SV vẫn than phiền cách dạy ĐH ở VN vẫn còn mang nặng lý thuyết, thiếu thực hành. Không thể phủ nhận chương trình đào tạo còn nhiều yếu kém ở ĐH, nhưng thực tế, đã có những chương trình, hội nhóm, câu lạc bộ (clb) tại các trường được lập ra để SV trau dồi và rèn luyện những kỹ năng của mình. Ở các trường tự nhiên - kỹ thuật là các Clb Lập trình viên, robocon, các khối xã hội thường xuyên có những clb, hội nhóm phù hợp với chuyên ngành như clb Tầm nhìn Nhân học, clb Nhà Sử học trẻ, clb Lí luận trẻ, Hội du khảo…


Vì vậy, học ở ĐH, SV cần chủ động đi tìm và "vồ" lấy kiến thức cho mình. Tại sao có những SV không biết thầy cô mình tên gì mà lại có những bạn được thầy cô biết tên? Nhìn lại, chìa khóa thành công ở bậc học ĐH không ở đâu xa, nó nằm trong chính bản thân người SV, chính là cách học chủ động, thái độ sống tích cực, lành mạnh và trách nhiệm với bản thân mình. 

Trích FORUM


Minh Đức
(HieuHoc)

0 comments:

Post a Comment

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts