kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Friday, July 27, 2012

ĐỌC LẠI BÀI THƠ "LÁ ĐỎ" CỦA NGUYỄN ĐÌNH THI

Lá đỏ

Gặp em trên cao lộng gió

Rừng lạ ào ào lá đỏ

Em đứng bên đường

như quê hương

Vai áo bạc quàng súng trường.

Đoàn quân vẫn đi vội vã

Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa.

Chào em, em gái tiền phương

Hẹn gặp nhau nhé giữa Sài Gòn.

Em vẫy cười đôi mắt trong.

(Nguyễn Đình Thi - Trường Sơn, 12/1974)



1/ Hoàn cảnh ra đời và hiện thực phản ánh của bài thơ: thời kháng chiến chống Mỹ xâm lược. Hoàn cảnh sáng tác và hiện thực phản ánh đều thuộc thời đã qua, song trong thực tế, bài thơ vẫn sống mãi trong tâm trí của thế hệ chúng ta hiện nay và chắc chắn là cả các thế hệ mai sau.

2/ Giá trị nổi bật của bài thơ:

a/ Từ hình tượng cô gái tiền phương gặp giữa rừng Trường Sơn lộng gió tác giả đã thể hiện hình ảnh, tư thế của Đất Nước, của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống giặc xâm lược. Vì vậy, bài thơ mang tầm khái quát lớn.

b/ Với sự sử dụng nghệ thuật thơ ca độc đáo, sáng tạo, bài thơ đã thật sự vượt thời gian, làm sống lại lịch sử, làm xao động lòng người:

-Hiện thực khốc liệt, dữ dội của cuộc kháng chiến đã qua hiện lên sống động với những đường nét rất gợi cảm:

Đoàn quân vẫn đi vội vã

Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa.

-Nỗi vất vả, hi sinh lớn lao của một thế hệ thanh niên sẵn sàng cống hiến tuổi thanh xuân cho Đất Nước. Đó cũng hiện thực rất nên thơ, dễ làm xao động lòng người gợi nhớ đến kỉ niệm của hôm qua, kỉ niệm của ngàn xưa qua con mắt nhìn lãng mạn của nhà thơ:

Rừng lạ ào ào lá đỏ

Em đứng bên đường như quê hương



Vai áo bạc quàng súng trường



(…)

Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa

-Bài thơ sáng lên lấp lánh mãi trong tâm trí người đọc bỡi hình ảnh lạc quan cuối tác phẩm:

Em vẫy cười đôi mắt trong.

Dường như ý nghĩa câu thơ không chỉ như vậy. Nụ cười ấy, đôi mắt ấy ta đã gặp rồi đâu đó trong suốt chiều dài của thơ văn, lịch sử dân tộc. Ánh mắt và nụ cười ấy thể hiện một tư thế sẵn sàng chấp nhận thử thách, sẵn sàng quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh.

Bài thơ đã động đến được trái tim mỗi một con người người Việt Nam mang trong mình dòng máu anh dũng, kiên cường trong chiến đấu chống ngoại xâm và cần cù, sáng tạo trong trong lao động xây dựng đất nước. Và có lẽ, vì vậy, bài thơ sống mãi.

NGUYỄN ĐÌNH THI NÓI VỀ BÀI " LÁ ĐỎ"



Lựa lúc công việc của ông vừa dứt, tôi xin đăng ký được gặp ông vài chục phút về bài thơ Lá đỏ. Ông lưỡng lự một lúc rồi như thông cảm với vẻ mặt cầu khẩn của tôi, rồi nói nhẹ nhàng, ôn gtồn và dứt khoát: sáng thứ hai vậy nhé. Đầu giờ, nhớ đinh ninh lời hẹn, sáng thứ hai tôi đứng sẵn ở cầu thang máy vào lúc 8 giờ kém 5 phút. Chờ cho ông vào trong phòng nghỉ ngơi một chút rồi tôi nhẹ nhàng gõ cửa.

Ông nhìn tôi như chưa nhớ ra việc gì. Tôi vội nhắc:
- Dạ, sáng nay theo lời hẹn ông dành cho ít phút cho bài thơ Lá đỏ. Ông nhớ ra và nói: Việc này thì Phạm Tiến Duật cũng biết rõ. Nói vậy nhưng ông vẫn chỉ chiếc ghế cho tôi ngồi và tôi hiểu phải thật nhanh chóng thực hiện “chương trình” kẻo có khách vào lại phải hoãn không biết đến bao giờ. Vậy là tôi bắt ngay vào việc.

Phóng viên: Thưa ông! Lá đỏ là bài thơ được nhiều người ưa thích, xin ông vui lòng cho bạn đọc biết hoàn cảnh ra đời và cảm xúc lớn nhất của ông khi viết bài thơ? Vì sao bài thơ không thể mang một cái tên khác?

Nhà thơ Nguyễn Đình Thi: mùa thu năm 1974 tôi cùng các anh Tế Hanh, Đinh Đăng Định, Phạm Tiến Duật đi trên một chiếc xe vào Trường Sơn. Đang đi trên đường bỗng thấy một anh bộ đội cứ giơ hai tay ra hiệu cho xe dừng lại và chỉ lên trời. Chúng tôi vội xuống xe và nhảy ra ngoài, lăn xuống một hẻm núi, Một tiếng nổ vang trời, chiếc xe tan tành. Thật không ngờ tất cả chúng tôi đều sống sót. Sau đó chúng tôi lại tiếp tục đi bộ. Trên đường thấy nhiều bộ đội kéo pháo, xe tải người đi nườm nượp vội vã hối hả. Tôi hiểu sắp có một trận đánh lớn. Vậy mà tôi thấy có rất nhiều phụ nữ, nhiều những em gái trẻ trung mảnh mai đứng ở những nơi nguy hiểm, dẫn đường cho xe qua suối, hoặc qua những quãng đường khó.

NhàthơNguyễnĐìnhThi :Ở nơi bom đạn chiến trường ác liệt ấy tôi không thể nghĩ lại có nhiều phụ nữ tham gia như vậy. Tôi nhớ hồi chống Pháp cũng thế, dân công trở gạo, trở vũ khí, đạn dược rồi y tá, đa phần là phụ nữ. Họ ra tận chiến hào cúng bộ đội đánh giặc. Có lẽ tôi chưa thấy ở đâu trong cuộc chiến tranh ái quốc, người phụ nữ lại tham gia đông đảo, hồn nhiên, dũng cảm và lạc quan như ở Việt Nam . Đó là cảm xúc lớn nhất tạo nên thi hứng sáng tạo của bài thơ, tôi đã viết:
Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa

Em đứng bên đường như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường.

Vượt qua nhiều chặng đường nguy hiểm, chúng tôi đến những cánh rừng giáp Lào, tôi thấy rừng mùa thu ở đây toàn lá đỏ. Rất lạ và rất đẹp. Tôi nhặt một chiếc lá ép vào cuốn sổ và tối đó tôi viết bài thơLá đỏ. Bài thơ được đọc lần đầu ở Cục Chính trị Tây Nguyên.

Phóng viên: Vậy là bài thơ đã có mặt kịp thời ở chiến trường trong giai đoạn ác liệt nhất, để sau đó ta có chiến thắng lịch sử của chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Như một nhu cầu tất yếu về đời ssóng tinh thần của những người lính, bài thơ được phổ nhạc và hát rất nhiều, rất rộng rãi, kỷ niệm của ông về bài ca đó?

Nhà thơ Nguyễn Đình Thi: Tôi không nhớ bài thơ đó được phổ nhạc khi nào. Chỉ biết nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc. Sau sáu tháng đi bộ vào các tỉnh Mỹ Tho, Tiền Giang, Long An… tôi sáng tác được một số bài thơ và trở ra bắc. Sau chiến thắng năm 1975, tôi thắy người ta hát rất nhiềubài Lá đỏ và bài Trường Sơn đông Trường Sơn tây của Phạm Tiến Duật.

Phóng viên: Thưa ông chặng đường cách mạng mà ông đi qua đến giờlà gần 60bnăm và chặng đường sáng tác của ông cũng đã qua hơn 50 năm. Điều tâm đắc nhất ông có thể tâm sự với thế hệ trẻ, đặc biệt là với những người cầm bút?

Nhà thơ Nguyễn Đình Thi: Tôi tham gia hoạt động cách mạng năm 1941, năm 1946 tôi về công tác tại Hội văn hóa Cứu quốc cùng với Văn Cao và Nguyễn Tuân. Sau đó tôi vào hẳn trong quân đội thuộc trung đoàn thủ đô 102. Qua những năm chiến tranh ở chiến trường của cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, tôi chứng kiến sự hy sinh vô cùng lớn lao của dân tộc ta. tôi nghĩ tất cả những gian khổ màg tôi đã trải qua và cả những khó khăn trong cuộc sống hôm nay cũng không đáng kể gì bởi tôi vẫn đang được sống, còn bao nhiêu ngừi mẹ, người chị, người em, bao nhiêu đồng đội, đồng chí của tôi đã vĩnh viễn không trở về. Lại còn bao nhiêu ngừi phải chịu hậu quả của cuộc chiến tranh như chất độc màud da cam đã hủy hoại cuộc ssóng của các con, cháu họ. Còn biết bao những ngừi phụ nữ chịu đựng nhiều mất mát, hy sinh, những cô gái thanh niên xung phong chịu tàn tật cả đời mình, không hạnh phúc riêng… Sự hy sinh của dân tộc ta lớn lắm, ý thức dân tộc của người Việt Nam ta lớn lắm. Đó là món nợ mà những người cầm bút phải trả. (Điều đó giải thích vì sao hầu hết các tác phẩm của tôi viết đều về đề tài chiến tranh).

Ở thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay, trong đời thường, chỗ này, chỗ khác, có thể ý thức dân tộc bị xao nhãng xong tôi vẫn luôn tin rằng: dân tộc ta gặp phải một thử thách nào (đơn giản là tai họa lũ lụt vừa qua) thì ý thức dân tộc trong mỗi ngươi Việt Nam lại bùng lên, kết lại thành sức mạnh cảu truyền thống nhân văn. Họ đặt quyền lợi tập thể lên trên lợi ích cá nhân mình. ….. viết vở Rừng Trúc vừa rồi không ngoài ý tưởng đó. Từ sâu thẳm của nhận thức, người Việt Nam ta hiểu rằng lợi ích cá nhân không khi nào toàn vẹn khi lợi ích của dân tộc bị xâm hại.

Tôi nghĩ người cầm bút có thể viết và cống hiến cho xã hội tùy theo khả năng của mình, nhưng cần phải sống sao cho xứng đáng với sự hy sinh của bao người để có được ngày hôm nay, và sống xứng đáng với ý thức dân tộc, với truyền thống văn hóa ngàn đời của người Việt Nam.

Phóng viên: Xin cảm ơn ông. Chúc ông nhiều sức khỏe.

NGUYỄN THỊ MINH THÔNG (thực hiện)

NGUỒN : Tạp chí Văn nghệ quân đội

0 comments:

Post a Comment

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts