Cách ứng xử của người quân tử
Nước Vệ có một viên quan trông coi pháp luật tên là Quý Cao. Ông là người chính trực, khi thăng đường xử án thì cực kỳ nghiêm minh, công bằng nhưng giàu lòng nhân ái.
Trong lần xử án một kẻ ăn trộm, chiểu theo hình phạt thời đó, Quý Cao đã xử anh ta rất nghiêm khắc, để anh ta nhớ đời không bao giờ tái phạm.
Bẵng đi thời gian dài, kẻ ăn trộm năm xưa nay trở thành giám đốc Công ty TNHH X. Quả đất quay tròn, một người con của Quý Cao làm nhân viên dưới quyền của vị giám đốc nọ. Thế rồi người con của Quý Cao vi phạm một khuyết điểm, mức độ trầm trọng gấp nhiều lần so với cái lỗi năm xưa của vị giám đốc nọ. Quý Cao đinh ninh thế nào vị giám đốc cũng xử con mình thật nặng để trả thù ông.
Trái với suy đoán của Quý Cao, sau khi phân tích thấu đáo khuyết điểm mà người con của Quý Cao mắc phải, vị giám đốc nọ không những không xử phạt, mà còn cho người con của Quý Cao đi bồi dưỡng thêm nghiệp vụ. Vì người con của Quý Cao phạm lỗi là do thiếu kiến thức chuyên môn, chứ không phải do thói hư tật xấu.
Cảm động trước tấm lòng của kẻ ăn trộm năm xưa, Quý Cao hỏi:
- Trước ngươi mắc tội, ta xử rất nghiêm khắc. Nay con ta phạm lỗi chính là dịp để ngươi trả thù. Thế mà ngươi lại xử sự rất nhân văn. Vậy là cớ làm sao?
Vị giám đốc trả lời:
- Hồi đó, cái tội của tôi đáng phải xử phạt như thế. Chính nhờ sự nghiêm khắc, công minh của Tiên sinh mà tôi mới có được như hôm nay. Hơn nữa, lúc Tiên sinh luận án, tôi thấy Tiên sinh cũng có ý muốn vận dụng pháp luật để nới tay. Lúc án định xong, đem thi hành, tôi thấy Tiên sinh cũng khổ tâm lắm. Nhưng vì luật pháp bất vị tình nên buộc Tiên sinh phải làm thế. Chứ đâu phải vì Tiên sinh có ý hãm hại tôi. Tôi không cám ơn Tiên sinh thì thôi, sao có thể trả thù ngài được? Ngài đã dạy tôi một bài học sâu sắc về đối nhân xử thế của người quân tử.
Trích: Diễn đàn
0 comments:
Post a Comment