VDO - Vừa qua, anh Nguyễn Văn Thắng (Gia Quất, Long Biên, Hà Nội) người tự chế trực thăng, đã bị công an lập biên bản, nghiêm cấm không được tiếp tục chế tạo.
Những tin công nghệ, công nghệ số luôn được cập nhật 24h tại blog Tin công nghệ 24h.
Trao đổi với phóng viên chiều ngày 3/3, anh thợ máy Nguyễn Văn Thắng, người đang tự nghiên cứu chế tạo máy bay trực thăng, đã có một cuộc làm việc với công an.
Theo lời kể của anh Thắng, vào thời điểm những ngày cuối cùng của tháng 2/2014, đã có hai người, một là công an khu vực và một cán bộ công an của quận Long Biên đến nhà và làm việc với anh.
Trong buổi làm việc, anh Thắng phải ký vào một biên bản, theo đó, anh phải dừng toàn bộ việc nghiên cứu, chế tạo chiếc máy bay trực thăng. Những cán bộ này còn yêu cầu anh Thắng dỡ bỏ động cơ khỏi máy bay. Tuy nhiên, anh Thắng đã không đồng ý việc này.
Anh Nguyễn Văn Thắng và máy bay trực thăng của mình. |
Anh cho biết: “Trước đây, do thử nghiệm thất bại, máy bay của tôi đã bị hỏng và gãy cánh chính, vỡ gương buồng lái. Sau cuộc thử nghiệm này, tôi đã có một lần làm việc với bên quân đội, cụ thể là lữ đoàn 918 của Phòng không Không quân. Lúc này tôi đã phải ký một bản cam kết với nội dung không được tiếp tục nghiên cứu, chế tạo, thử nghiệm. Phải giữ nguyên hiện trạng chiếc máy bay”.
Theo anh Thắng, từ thời điểm đó đến nay, anh không động vào chiếc máy bay, dù là sửa lại gương hay cánh chỉ để ngồi ngắm.
“Người bạn tôi tên Long, đang có kho rộng để chứa xe máy của cửa hàng, tôi gửi nhờ trực thăng vào đó, anh Long cũng phải ký cam kết không được chế tạo, thử nghiệm như tôi” – Anh Nguyễn Văn Thắng cho biết thêm.
Tại cuộc thử nghiệm thứ ba, chiếc trực thăng tự chế của anh Nguyễn Văn Thắng đã gặp sự cố đáng tiếc.
Người thợ máy chia sẻ: “Tôi chẳng có mục đích khoa học gì. Tôi làm vì đam mê cơ khí và chế tạo”.
Trước đó, anh Thắng đã chế tạo được chiếc máy bay trực thăng mini. Trong hai lần thử nghiệm đầu tiên, máy bay của anh Thắng đã cất cánh khỏi mặt đất được 50 cm. Lần thử nghiệm gần nhất vào ngày 16/1, sau khi cất khỏi mặt đất gần 1m, anh Thắng đã khiến máy bay mất thăng bằng và ngã nhào, hỏng nặng phần cánh.
Theo anh Thắng, từ thời điểm đó đến nay, anh không động vào chiếc máy bay, dù là sửa lại gương hay cánh chỉ để ngồi ngắm.
“Người bạn tôi tên Long, đang có kho rộng để chứa xe máy của cửa hàng, tôi gửi nhờ trực thăng vào đó, anh Long cũng phải ký cam kết không được chế tạo, thử nghiệm như tôi” – Anh Nguyễn Văn Thắng cho biết thêm.
Tại cuộc thử nghiệm thứ ba, chiếc trực thăng tự chế của anh Nguyễn Văn Thắng đã gặp sự cố đáng tiếc.
Người thợ máy chia sẻ: “Tôi chẳng có mục đích khoa học gì. Tôi làm vì đam mê cơ khí và chế tạo”.
Trước đó, anh Thắng đã chế tạo được chiếc máy bay trực thăng mini. Trong hai lần thử nghiệm đầu tiên, máy bay của anh Thắng đã cất cánh khỏi mặt đất được 50 cm. Lần thử nghiệm gần nhất vào ngày 16/1, sau khi cất khỏi mặt đất gần 1m, anh Thắng đã khiến máy bay mất thăng bằng và ngã nhào, hỏng nặng phần cánh.
Chiếc máy bay trực thăng bị hỏng nặng sau khi thử nghiệm hôm 16/1/2014. |
Chiếc trực thăng sử dụng động cơ ô tô Suzuki 38kW,2.0L với vòng tua 4000-4500 vòng/phút, vì quá lớn nên anh phải giảm xuống còn 700 vòng/phút. Trực thăng có cân nặng 185kg, chiều cao 2m60, chiều rộng 1m55, chiều dài thân vào đuôi là 6m80 và chiều dài cánh là 5m50. Đây là chiếc trực thăng tự chế lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm này.
Ngoài trực thăng, anh Nguyễn Văn Thắng còn chế tạo thành công chiếc môtô 3 bánh 400 phân khối và đang chế tạo một chiếc môtô 5 bánh, dự kiến có mui trần.
Thu nhập chính của anh Thắng vào thời điểm này là chế tạo xe chuyên dụng cho người khuyết tật và buôn bán ô tô, xe máy.
Ngoài trực thăng, anh Nguyễn Văn Thắng còn chế tạo thành công chiếc môtô 3 bánh 400 phân khối và đang chế tạo một chiếc môtô 5 bánh, dự kiến có mui trần.
Thu nhập chính của anh Thắng vào thời điểm này là chế tạo xe chuyên dụng cho người khuyết tật và buôn bán ô tô, xe máy.
Theo GenK.
0 comments:
Post a Comment