1) Ghét một người có khác nào tự mình uống thuốc độc mà lại muốn người khác chết.
2) Suy nghĩ bằng trái tim và hành động bằng lý trí.
Post: #17 Cách sống ! Điều học được từ cuộc sống Cuộc thăm dò với câu hỏi: "Bạn đã học được điều gì từ cuộc sống?" đã có khá nhiều câu trả lời thú vị. Khi con vẫy tay chào ai đó họ sẽ ngừng công việc để chào lại con (9 tuổi). Cách tốt nhất để nhìn hiểu một điều gì là rời xa nó một thời gian (14 tuổi). Đừng bao giờ nên quá bận rộn để quên nói “làm ơn” và “cảm ơn” (36 tuổi). Nếu không thử sẽ không học được điều gì mới (37 tuổi). Hay để tâm đến những thiệt hại mà người khác gây cho mình nhưng lại dễ quên điều mình gây tổn thương người khác (39 tuổi). Thử thách lớn nhất của cuộc sống là biết chọn những gì quan trọng nhất và bỏ qua những việc tầm thường khác (51 tuổi). Thành công trong sự nghiệp sẽ vô nghĩa nếu chúng ta gặp thất bại trong gia đình (53 tuổi). Có thể biết được nhiều điều về một người đàn ông khi nhìn gương mặt người vợ và thái độ của những đứa con (55 tuổi). Chúng ta không mất gì để trở thành một người dễ mến (66 tuổi). Không nên lúc nào cũng chăm bẳm vào quá khứ, trừ khi để rút ra những bài học (70 tuổi). Theo Tuổi Trẻ |
Những thứ ngọt ngào thì dễ mua, nhưng 1 người ngọt ngào thì khó tìm. Cuộc sống ngừng khi mình ngừng mơ mộng, hy vọng ngừng khi mình ngừng tin tưởng, tình yêu ngừng khi mình ngừng quan tâm và Tình bạn ngừng khi mình ngừng chia sẻ, cho nên, hãy chia sẻ điều này với những người mà bạn coi là Bạn, để yêu thương không điều kiện...để nói không cần suy nghĩ..để cho đi không cần lý do...và để quan tâm không cần sự biết ơn... cho dù có thế nào,có điều gì đã xảy ra nhưng bạn bè sẽ vẫn mãi là Bạn bè....
Tôi cùng con gái là Shelley lên máy bay tại Phoenix, cảm thấy may mắn là chúng tôi tình cờ được xếp vào khoang hạng nhất. Tuy nhiên, tôi lại được xếp vào ghế 4A, còn con tôi thì ghế 7A, cả hai đều ngồi gần cửa sổ. Hai mươi tám chỗ ngồi trong khoang hạng nhất đều đầy cả, vì thế chúng tôi đang mong là có ai đó sẽ sẵn lòng đổi chỗ để chúng tôi có thể ngồi chung với nhau trong suốt chuyến bay bốn tiếng đồng hồ này.
Shelley nói với người ngồi trong ghế sát lối đi bên cạnh ghế 7A, “Ông có vui lòng đổi chỗ để tôi có thể ngồi với ba tôi không?”
“Ghế đó có sát lối đi không?” ông ta hỏi.
“Dạ không, đó là ghế gần cửa sổ.”
“Không thể được,” ông ta nói. “Không thích trèo qua lưng người khác để ra ngoài.”
“Dạ cháu hiểu rồi,” Shelley trả lời khi cô bé ngồi vào ghế.
Một lát sau người được xếp vào chiếc ghế sát lối đi bên cạnh tôi bước vào. Tôi nói, “Ông có thích ngồi ở ghế 7A để con gái tôi có thể ngồi chung với tôi được không?”
Ông ta liếc nhìn xuống ghế 7A và nói, “Tôi sẵn lòng thôi.”
“Tôi thật sự cảm kích điều đó,” tôi nói.
“Không có chi,” ông ta mỉm cười trả lời khi cầm tờ báo lên và chuyển xuống ghế 7A.
Sau đó tôi ngẫm nghĩ về việc này. Điều gì giải thích nguyên nhân của những câu trả lời khác nhau này? Hai người đàn ông đó trạc tuổi nhau; tôi đoán họ khoảng trên dưới sáu mươi. Cả hai đều ăn mặc kiểu thương gia. Thế nhưng một người cứ khư khư giữ chỗ ngồi sát lối đi, trong khi người kia thoải mái nhường ghế ở́ lối đi để đáp ứng nguyện vọng của chúng tôi.
Có thể là một người có con gái còn người kia thì không? Có thể là người thoải mái nhường chỗ ngồi sát lối đi thực sự thích ngồi cạnh cửa sổ hơn? Hay phải chăng chỉ vì họ đi học ở các trường mẫu giáo khác nhau và có những bà mẹ khác nhau? Phải chăng một người đã từng được dạy phải chia sẻ và giúp đỡ người khác, trong khi người kia thì được dạy phải “tìm kiếm vị trí số một”? Phải chăng một người có gien yêu thương mà người kia thì không có?
Câu 1. Nếu một người nào khác kể một câu chuyện về một điều gì đó người ấy đạt được hoặc có được, tôi thường…
a. Xen vào kể một câu chuyện thậm chí gây ấn tượng hơn về bản thân mình để tỏ ra mình hay hơn người kia.
b. Không nói gì nhưng có những cử chỉ hàm ý rằng tôi không nghĩ nhiều đến câu chuyện ấy.
c. Tỏ ra thích thú và nêu những câu hỏi.
Câu 2. Tại nơi làm việc, khi những người quyền cao chức trọng hơn đang ở quanh mình, tôi thường…
a. Cố gắng làm cho bản thân mình trông có vẻ tốt, ngay cho dù điều đó có nghĩa là nhận lời khen về những thành tựu của người khác.
b. Đề cập đến công việc riêng mình đã làm cho công ty, khi có được cơ hội.
c. Vạch ra những sự đóng góp của người khác, trong khi yên lặng để cho người khác tự nhận ra những hành động đóng góp của riêng mình.
3. Khi một thành viên trong gia đình hoặc một người bạn thân đạt được một điều gì đó trong một lãnh vực mà tôi ưa thích bản thân mình trội vượt hơn, tôi thường…
a. Tìm ra lỗi lầm trong thành quả của người ấy và rồi cố gắng xoay sự chú ý hướng về bản thân mình.
b. Không quan tâm tới thành quả của người ấy.
c. Chúc mừng người ấy và xác quyết là những người khác cũng sẽ biết được điều người ấy đã làm.
4. Nếu tôi không thích một người, và người ấy đang thất bại trước một điều gì đó, tôi thường…
a. Xét xem việc thất bại của người ấy có thể làm lợi cho tôi như thế nào.
b. Tình cờ nói đến sự kiện đó cho một người nào khác.
c. Tìm cơ hội để khẳng định người ấy.
5. Khi tôi ý thức về một điểm yếu hay nhược điểm trong chính mình, tôi thường…
a. Nghĩ về người có thể đã góp phần vào nhược điểm đó.
b. Cố gắng không nghĩ về nó chút nào.
c. Thực hiện những bước để chỉnh sửa khuyết điểm đó trong tương lai.
Cho mỗi câu trả lời a, bạn không được điểm nào. Hãy cho bạn một điểm cho mỗi câu trả lời b, và hai điểm cho mỗi câu trả lời c. Điểm của bạn càng cao thì bạn càng có thể vượt xa hơn trên con đường tiến đến sự khiêm nhường chân thật.
Amy, một phụ nữ vừa sinh con trai đầu lòng đã mong muốn gây ấn tượng trên mẹ chồng của mình bằng những thức ăn và món tráng miệng được chuẩn bị thật công phu khi bà đến thăm gia đình vợ chồng cô. Đó là chuyến viếng thăm đầu tiên của bà mẹ chồng tên Becky khi con trai của Amy và Mark chào đời được ba tuần.
Kiệt sức và xúc động, Amy từ chối mọi lời đề nghị giúp đỡ của bà mẹ chồng trong việc bếp núc và cứ một mực cho rằng cô có thể hoàn tất mọi việc trong nhà. Đến ngày thứ ba thì Amy biết rằng cô không thể tiếp tục mức độ hoạt động của mình lâu hơn nữa và đã nhờ cậy vào sự giúp đỡ của mẹ chồng. Tối hôm ấy không chỉ có bữa ăn tối được chuẩn bị chu đáo, mà cả Amy lẫn bà Becky đều đã trở nên gần gũi nhau hơn và tận hưởng thời gian bên nhau cách vui vẻ. Như vậy, chúng ta thấy:
Việc chấp nhận sự giúp đỡ của người khác là một trong những cách tốt nhất và khó khăn nhất của việc nuôi dưỡng các mối quan hệ yêu thương.
Chúng ta thường mong muốn che đậy những khuyết điểm của mình và khoe ra những phẩm chất tốt của chúng ta, nhưng một sự khiêm nhường để cho người khác biết rõ chúng ta là ai lại có tiềm năng để gắn bó các mối quan hệ của chúng ta.
Sự khiêm nhường thật có nghĩa là việc để sang một bên những mối quan tâm riêng của bạn và hình dung xem ở trong vị trí của người kia thì sẽ như thế nào. Tuần trước chúng ta cũng đã nói đến Deb và Kevin là một cặp vợ chồng trẻ quan tâm đến sự nghiệp hơn là gia đình.
Một hôm khi Deb thích chí báo cho chồng cô biết rằng cô đã tìm được chỗ nghỉ hoàn hảo để gặp gỡ cha mẹ cô trong kỳ nghỉ cuối tuần tại một nơi trượt tuyết cho cả bốn người thì Kevin không đồng ý và cho vợ biết anh chỉ muốn ở nhà để nghỉ ngơi.
Deb đã sửng sốt chất vấn chồng và cô khăng khăng cho rằng Kevin đang cố ngăn cản một kỳ nghỉ cuối tuần thoải mái với gia đình của cô. Cô giận dỗi ra khỏi nhà và chui vào xe hơi rồi phóng xe ra đường. Vào lúc ấy thật lòng Deb cũng không biết mình sẽ đi đâu nhưng cô biết mình cần phải đi khỏi nhà trong vài tiếng đồng hồ để cho cơn giận dỗi trong cô lắng xuống.
Khi Deb và Kevin ngẫm nghĩ về cuộc tranh cãi của họ trong những góc riêng biệt, thì mỗi người bắt đầu xem xét tình huống của người kia.
Deb nghĩ: Anh ấy làm việc thật vất vả, và mình cũng chưa bao giờ thật sự đề nghị anh ấy về việc đi xa. Hôm nay mình lại cho anh ấy một sự bất ngờ vì mình đã tính toán và sắp đặt mọi việc trong khi anh ấy chẳng hề hay biết gì cả. Mình nghĩ gần đây bọn mình đã không có nhiều thời gian chỉ dành riêng cho hai người mà thôi...
Kevin nghĩ: Cô ấy đã hoạch định kỳ nghỉ cuối tuần này với suy nghĩ là mình sẽ thích thú lắm. Cô ấy cũng làm việc vất vả, và đây là cách nghỉ ngơi thư giãn của cô ấy...
Khi Deb về đến nhà tối hôm ấy, cô đã có ý nghĩ là sẽ chờ đợi cho đến cuối mùa xuân năm đó sẽ đi trượt tuyết. Vào lúc đó điều quan trọng hơn cho hai vợ chồng là cần có thời gian chất lượng với nhau. Trong khi đó, Kevin đã tìm ra một căn nhà hẻo lánh cho thuê ở gần thang kéo dành cho việc trượt tuyết. Căn nhà hẻo lánh này sẽ yên tĩnh cho anh song vẫn cho phép Deb trượt tuyết và có thời gian với ba mẹ cô. Khi so sánh ý kiến của hai người, họ nhận ra rằng tình trạng khó xử mới mẻ của họ là việc quyết định phải chọn kế hoạch nào để thực hiện!
Cả Deb và Kevin đều khiêm nhường ý thức về cách người kia nhận được tình yêu thương: Deb ưa thích hoạt động và thời gian với gia đình cô, trong khi Kevin ao ước thời gian yên tĩnh và một mình với vợ. Họ bày tỏ sự khiêm nhường bằng cách đặt chính mình vào vị trí của nhau.
Như vậy, NHỮNG THÓI QUEN CẦN ĐẠT ĐƯỢC đó là: Khi bạn nghĩ mình đã bị phê phán không đúng, đừng trả đũa. Hãy dành thời gian để xem xét sự thật đàng sau sự phê phán đó, và sẵn lòng học hỏi từ tình huống ấy.
Sử Dụng Tốt Năng Lực Của Bạn
Vào đêm trước của đợt liên hoan phim hàng năm dành cho những phim không được chú ý tới tổ chức vào tháng Tư năm 2007, nhà phê bình phim Roger Ebert đã viết một bài báo cho những người hâm mộ ông[1]. Ông nói “Tôi đã nhận được nhiều lời khuyên rằng tôi không nên tham dự đợt Liên hoan nầy. Tôi sẽ trông như thế nào? Để diễn giải một dòng từ tác phẩm Raging Bull, tôi không còn là một chàng thanh niên đẹp trai nữa.” Đó sẽ là lần xuất hiện trọng đại trước công chúng đầu tiên của Ebert kể từ khi ông cắt bỏ một khối u ác tính khỏi hàm dưới bên phải của mình. Các bác sĩ đã lấy đi một phần của hàm trong suốt cuộc giải phẫu và cũng mở khí quản của ông để Ebert có thể thở dễ hơn. Kết quả là tạm thời ông không thể nói được.
Ebert viết rằng khi ông đến tại buổi liên hoan, “Tôi sẽ đang mang một dải băng vải quanh cổ mình, và miệng tôi sẽ được thấy chảy xệ xuống. Và cứ thế. Tôi được cho biết là những bức ảnh của tôi trong tình trạng như thế nầy sẽ thu hút những tờ báo chuyên đăng tin vặt. Vậy thì đã sao nào? Tôi đã từng rất đau yếu trong một thời gian dài và đang trở nên khá hơn, và đây chính là dáng vẻ hiện giờ của tôi.” Ebert tiếp tục viết rằng, “Chúng tôi mất quá nhiều thời gian trong việc che giấu bệnh tật.” Đêm liên hoan phim ông nói qua những dòng chữ được chính ông viết ra và cả những ký hiệu bằng tay nữa khi ông tận hưởng đợt liên hoan với bạn bè và những nhà phê bình đồng nghiệp.
Sự thật là nhiều người trong chúng ta hết sức bối rối khi bị nhìn thấy không ở trong dáng vẻ tốt nhất của mình. Nhưng nhà báo kiêm nhà phê bình phim Roger Ebert giành được Giải Thưởng Pulitzer nầy đã không để cho sự kiêu hãnh ngăn trở ông khỏi những điều ông yêu thích. Sự khiêm nhường của Ebert khích lệ hàng ngàn người sống sót từ căn bệnh ung thư và gia đình của họ nữa. Đó là những con người vốn đã mệt mỏi vì việc “che giấu bệnh tật.” Ebert nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không phải lúc nào cũng có thể bày tỏ “mặt tốt” của mình cho thế giới và đôi lúc việc bày tỏ sự yếu đuối của chúng ta có thể là một quà tặng cho người khác cũng không chừng.
Người yêu thương không phí năng lực với sự kiêu ngạo. Người ấy có một ý thức to lớn về điều gì là quan trọng nhất trong đời sống và sống qua việc bày tỏ ao ước yêu thương người khác của mình. Những khiếm khuyết của chúng ta có thể trở nên những điểm mạnh khi chúng ta nhìn thấy chúng qua cặp mắt khiêm nhường.
Câu 1. Nếu một người nào khác kể một câu chuyện về một điều gì đó người ấy đạt được hoặc có được, tôi thường…
a. Xen vào kể một câu chuyện thậm chí gây ấn tượng hơn về bản thân mình để tỏ ra mình hay hơn người kia.
b. Không nói gì nhưng có những cử chỉ hàm ý rằng tôi không nghĩ nhiều đến câu chuyện ấy.
c. Tỏ ra thích thú và nêu những câu hỏi.
Câu 2. Tại nơi làm việc, khi những người quyền cao chức trọng hơn đang ở quanh mình, tôi thường…
a. Cố gắng làm cho bản thân mình trông có vẻ tốt, ngay cho dù điều đó có nghĩa là nhận lời khen về những thành tựu của người khác.
b. Đề cập đến công việc riêng mình đã làm cho công ty, khi có được cơ hội.
c. Vạch ra những sự đóng góp của người khác, trong khi yên lặng để cho người khác tự nhận ra những hành động đóng góp của riêng mình.
3. Khi một thành viên trong gia đình hoặc một người bạn thân đạt được một điều gì đó trong một lãnh vực mà tôi ưa thích bản thân mình trội vượt hơn, tôi thường…
a. Tìm ra lỗi lầm trong thành quả của người ấy và rồi cố gắng xoay sự chú ý hướng về bản thân mình.
b. Không quan tâm tới thành quả của người ấy.
c. Chúc mừng người ấy và xác quyết là những người khác cũng sẽ biết được điều người ấy đã làm.
4. Nếu tôi không thích một người, và người ấy đang thất bại trước một điều gì đó, tôi thường…
a. Xét xem việc thất bại của người ấy có thể làm lợi cho tôi như thế nào.
b. Tình cờ nói đến sự kiện đó cho một người nào khác.
c. Tìm cơ hội để khẳng định người ấy.
5. Khi tôi ý thức về một điểm yếu hay nhược điểm trong chính mình, tôi thường…
a. Nghĩ về người có thể đã góp phần vào nhược điểm đó.
b. Cố gắng không nghĩ về nó chút nào.
c. Thực hiện những bước để chỉnh sửa khuyết điểm đó trong tương lai.
Cho mỗi câu trả lời a, bạn không được điểm nào. Hãy cho bạn một điểm cho mỗi câu trả lời b, và hai điểm cho mỗi câu trả lời c. Điểm của bạn càng cao thì bạn càng có thể vượt xa hơn trên con đường tiến đến sự khiêm nhường chân thật.
Amy, một phụ nữ vừa sinh con trai đầu lòng đã mong muốn gây ấn tượng trên mẹ chồng của mình bằng những thức ăn và món tráng miệng được chuẩn bị thật công phu khi bà đến thăm gia đình vợ chồng cô. Đó là chuyến viếng thăm đầu tiên của bà mẹ chồng tên Becky khi con trai của Amy và Mark chào đời được ba tuần.
Kiệt sức và xúc động, Amy từ chối mọi lời đề nghị giúp đỡ của bà mẹ chồng trong việc bếp núc và cứ một mực cho rằng cô có thể hoàn tất mọi việc trong nhà. Đến ngày thứ ba thì Amy biết rằng cô không thể tiếp tục mức độ hoạt động của mình lâu hơn nữa và đã nhờ cậy vào sự giúp đỡ của mẹ chồng. Tối hôm ấy không chỉ có bữa ăn tối được chuẩn bị chu đáo, mà cả Amy lẫn bà Becky đều đã trở nên gần gũi nhau hơn và tận hưởng thời gian bên nhau cách vui vẻ. Như vậy, chúng ta thấy:
Việc chấp nhận sự giúp đỡ của người khác là một trong những cách tốt nhất và khó khăn nhất của việc nuôi dưỡng các mối quan hệ yêu thương.
Chúng ta thường mong muốn che đậy những khuyết điểm của mình và khoe ra những phẩm chất tốt của chúng ta, nhưng một sự khiêm nhường để cho người khác biết rõ chúng ta là ai lại có tiềm năng để gắn bó các mối quan hệ của chúng ta.
Sự khiêm nhường thật có nghĩa là việc để sang một bên những mối quan tâm riêng của bạn và hình dung xem ở trong vị trí của người kia thì sẽ như thế nào. Tuần trước chúng ta cũng đã nói đến Deb và Kevin là một cặp vợ chồng trẻ quan tâm đến sự nghiệp hơn là gia đình.
Một hôm khi Deb thích chí báo cho chồng cô biết rằng cô đã tìm được chỗ nghỉ hoàn hảo để gặp gỡ cha mẹ cô trong kỳ nghỉ cuối tuần tại một nơi trượt tuyết cho cả bốn người thì Kevin không đồng ý và cho vợ biết anh chỉ muốn ở nhà để nghỉ ngơi.
Deb đã sửng sốt chất vấn chồng và cô khăng khăng cho rằng Kevin đang cố ngăn cản một kỳ nghỉ cuối tuần thoải mái với gia đình của cô. Cô giận dỗi ra khỏi nhà và chui vào xe hơi rồi phóng xe ra đường. Vào lúc ấy thật lòng Deb cũng không biết mình sẽ đi đâu nhưng cô biết mình cần phải đi khỏi nhà trong vài tiếng đồng hồ để cho cơn giận dỗi trong cô lắng xuống.
Khi Deb và Kevin ngẫm nghĩ về cuộc tranh cãi của họ trong những góc riêng biệt, thì mỗi người bắt đầu xem xét tình huống của người kia.
Deb nghĩ: Anh ấy làm việc thật vất vả, và mình cũng chưa bao giờ thật sự đề nghị anh ấy về việc đi xa. Hôm nay mình lại cho anh ấy một sự bất ngờ vì mình đã tính toán và sắp đặt mọi việc trong khi anh ấy chẳng hề hay biết gì cả. Mình nghĩ gần đây bọn mình đã không có nhiều thời gian chỉ dành riêng cho hai người mà thôi...
Kevin nghĩ: Cô ấy đã hoạch định kỳ nghỉ cuối tuần này với suy nghĩ là mình sẽ thích thú lắm. Cô ấy cũng làm việc vất vả, và đây là cách nghỉ ngơi thư giãn của cô ấy...
Khi Deb về đến nhà tối hôm ấy, cô đã có ý nghĩ là sẽ chờ đợi cho đến cuối mùa xuân năm đó sẽ đi trượt tuyết. Vào lúc đó điều quan trọng hơn cho hai vợ chồng là cần có thời gian chất lượng với nhau. Trong khi đó, Kevin đã tìm ra một căn nhà hẻo lánh cho thuê ở gần thang kéo dành cho việc trượt tuyết. Căn nhà hẻo lánh này sẽ yên tĩnh cho anh song vẫn cho phép Deb trượt tuyết và có thời gian với ba mẹ cô. Khi so sánh ý kiến của hai người, họ nhận ra rằng tình trạng khó xử mới mẻ của họ là việc quyết định phải chọn kế hoạch nào để thực hiện!
Cả Deb và Kevin đều khiêm nhường ý thức về cách người kia nhận được tình yêu thương: Deb ưa thích hoạt động và thời gian với gia đình cô, trong khi Kevin ao ước thời gian yên tĩnh và một mình với vợ. Họ bày tỏ sự khiêm nhường bằng cách đặt chính mình vào vị trí của nhau.
Như vậy, NHỮNG THÓI QUEN CẦN ĐẠT ĐƯỢC đó là: Khi bạn nghĩ mình đã bị phê phán không đúng, đừng trả đũa. Hãy dành thời gian để xem xét sự thật đàng sau sự phê phán đó, và sẵn lòng học hỏi từ tình huống ấy.
Sử Dụng Tốt Năng Lực Của Bạn
Vào đêm trước của đợt liên hoan phim hàng năm dành cho những phim không được chú ý tới tổ chức vào tháng Tư năm 2007, nhà phê bình phim Roger Ebert đã viết một bài báo cho những người hâm mộ ông[1]. Ông nói “Tôi đã nhận được nhiều lời khuyên rằng tôi không nên tham dự đợt Liên hoan nầy. Tôi sẽ trông như thế nào? Để diễn giải một dòng từ tác phẩm Raging Bull, tôi không còn là một chàng thanh niên đẹp trai nữa.” Đó sẽ là lần xuất hiện trọng đại trước công chúng đầu tiên của Ebert kể từ khi ông cắt bỏ một khối u ác tính khỏi hàm dưới bên phải của mình. Các bác sĩ đã lấy đi một phần của hàm trong suốt cuộc giải phẫu và cũng mở khí quản của ông để Ebert có thể thở dễ hơn. Kết quả là tạm thời ông không thể nói được.
Ebert viết rằng khi ông đến tại buổi liên hoan, “Tôi sẽ đang mang một dải băng vải quanh cổ mình, và miệng tôi sẽ được thấy chảy xệ xuống. Và cứ thế. Tôi được cho biết là những bức ảnh của tôi trong tình trạng như thế nầy sẽ thu hút những tờ báo chuyên đăng tin vặt. Vậy thì đã sao nào? Tôi đã từng rất đau yếu trong một thời gian dài và đang trở nên khá hơn, và đây chính là dáng vẻ hiện giờ của tôi.” Ebert tiếp tục viết rằng, “Chúng tôi mất quá nhiều thời gian trong việc che giấu bệnh tật.” Đêm liên hoan phim ông nói qua những dòng chữ được chính ông viết ra và cả những ký hiệu bằng tay nữa khi ông tận hưởng đợt liên hoan với bạn bè và những nhà phê bình đồng nghiệp.
Sự thật là nhiều người trong chúng ta hết sức bối rối khi bị nhìn thấy không ở trong dáng vẻ tốt nhất của mình. Nhưng nhà báo kiêm nhà phê bình phim Roger Ebert giành được Giải Thưởng Pulitzer nầy đã không để cho sự kiêu hãnh ngăn trở ông khỏi những điều ông yêu thích. Sự khiêm nhường của Ebert khích lệ hàng ngàn người sống sót từ căn bệnh ung thư và gia đình của họ nữa. Đó là những con người vốn đã mệt mỏi vì việc “che giấu bệnh tật.” Ebert nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không phải lúc nào cũng có thể bày tỏ “mặt tốt” của mình cho thế giới và đôi lúc việc bày tỏ sự yếu đuối của chúng ta có thể là một quà tặng cho người khác cũng không chừng.
Người yêu thương không phí năng lực với sự kiêu ngạo. Người ấy có một ý thức to lớn về điều gì là quan trọng nhất trong đời sống và sống qua việc bày tỏ ao ước yêu thương người khác của mình. Những khiếm khuyết của chúng ta có thể trở nên những điểm mạnh khi chúng ta nhìn thấy chúng qua cặp mắt khiêm nhường.
[KN] Đối phó với sự ghen tị
Đã lúc nào đó bạn cảm thấy ghen tị với ai đó chưa? Đã có luc nào đó bạn cảm thấy những cố gắng của mình không được người khác công nhận như những nỗ lực của người khác và đã bao giờ bạn cảm thấy ấm ức khi một người thân hay bạn bè của bạn thành công hơn bạn, hạnh phúc và may mắn hơn bạn?
Chắc chắn chúng ta ai cũng có lẫn trãi qua cảm giác đó, cảm giác ghen tỵ với người khác, tôi đã từng ghen tị với em gái của mình bởi vì cô ấy xinh hơn tôi, cao hơn tôi! Mãi sau này, khi đủ chín chăn tôi mới nhận ra mình cũng đâu thua kém gì cô ấy đâu! Chỉ bởi một điều đơn giản: Chúng ta ai cũng khác biệt nhau!
Dường như sự ghen tị luôn có mặt trong cuộc sống, len lỏi vào tất cả các mối quan hệ và đôi lúc còn phá hỏng nó bằng những câu nói, những hành động khiến ai đó bị tổn thương! Vậy làm thế nào để đối phó với sự ghen tị?
Điều đầu tiên đó là : Hãy nhìn nhận những thành công, những may mắn đến với người khác từ sự nỗ lực của họ! Đó là thành quả họ đáng nhận được! Chỉ nghĩ như vậy, bạn mới xóa tan cảm giác tiêu cực trong lòng bạn! Đừng bao giờ tỏ ra ghen tị với thành công của người khác, bởi vì để có được nó họ đã dốc hết sức mình cho nó! Bạn hãy cổ vũ họ, khuyến khích và công nhận thành công của người khác! Như thế, bạn sẽ có thêm động lực để phấn đấu!
Thứ hai: Khi những ý nghĩ ghen tị xuất hiện, bạn hãy chuyển hướng những ý nghĩ tiêu cực sang một bên và hướng đến những điều mới mẻ khác! Ví như thay vì bực tức với người này người khác bạn hãy ra ngoài và tham gia những hoạt động công ích! Những tiếng cười sẽ giúp bạn xua đi cảm giác chán nản trong lòng! Bạn biết đấy, ghen tị là tính cách thường thấy của mỗi con người, nên chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát nó!
Thứ ba: Hãy xác định lại những giá trị cuộc sống đối với bạn, khi bạn đã có một đích ngắm bạn sẽ không bị phân tán bởi những đích ngắm của người khác! Chuyên tâm vào công việc và cuộc sống của mình sẽ giúp bạn nhận ra được những giá trị đích thực mà bạn cần cho cuộc sống! Đừng lãng phí thời gian ghen tị với những thứ không hợp với mình!
Thứ tư : Hãy yêu thương và trân trọng bản thân, khi bạn yêu thương bản thân mình bạn sẽ thấy không ai có thể bằng mình! Yêu bản thân chính là cách bạn đối phó hiệu quả nhất với sự ghen tị! Sự ghen tị chỉ mang lại cho bạn sự tự ti và chán nản! Đừng đem những cảm xúc đó đến với mình! Hãy cho mình cơ hội được tỏa sáng với chính khả năng và phẩm chất của mình!
Chúng ta thường để sự ghen tị lấn át đi những điều tốt đẹp khác, đừng bao giờ để những sai lầm đáng tiếc xảy ra bạn nhé! Hãy sống là chính mình để thấy rằng mình là vô giá!
Nguồn: hanhtrinhdelta
Ghen tị là một cảm xúc có thể dày vò bạn với những giận dữ, thù ghét. Và nếu như bạn không thể hiểu được những nguyên nhân đằng sau lòng ghen tị của mình, bạn sẽ không bao giờ có được một cuộc sống hạnh phúc và hài lòng.
1. Hiểu được cảm xúc đó. Ghen tị là sự kết hợp của nỗi sợ và giận dữ; nỗi sợ bị mất đi thứ gì đó, và giận dữ vì người nào đó có cái mà bạn muốn. Cảm xúc đó có thể khiến bạn tự co rút bản thân để lẩn tránh nỗi đau.
2. Nhìn lại quá khứ của bạn để hiểu tại sao bạn cảm thấy bấp bênh như thế và những sự kiện gì đã khiến bạn có những cảm xúc giận dữ và ghen tị đang dày vò, phá hủy bạn. Khi xác định được gốc rễ của nó, bạn có thể bắt đầu tách bản thân ra khỏi chúng.
Việc chối bỏ sự thật có xu hướng thổi phồng những xúc cảm không có lợi và trở thành không thể chịu đựng được. Đối mặt với quá khứ có thể sẽ không dễ chịu gì nhưng bạn sẽ có được một tương lai hạnh phúc.
3. Cho phép bản thân thực sự “cảm nhận” xúc cảm đó một cách tích cực. Bạn không thể kiểm soát những gì bạn đang cảm thấy; bạn chỉ có thể kiểm soát những gì bạn đang làm từ cảm nhận đó.
Khi bắt đầu cảm thấy ghen tị, hãy tự hỏi bản thân: đó là vì sợ nhiều hơn hay vì giận nhiều hơn? Nếu có sự co thắt ở bụng, nhiều khả năng là sợ hãi. Nếu vai và hàm như lửa đốt, bạn đúng là đang giận dữ rồi.
4. Hãy thổ lộ về những cảm xúc của bạn với người mà bạn ghen tị. Nếu bạn bị làm ngơ, hãy nói điều gì đó. Giải thích rằng bạn quan tâm, bạn đang bị dằn vặt vì lòng ghen tị và không thể nào thoát khỏi ý nghĩ đó.
Tuy vậy, đừng có đưa ra bất kỳ lời kết tội hay yêu cầu gì hết. Chia sẻ những cảm xúc thực của bạn với ai đó nhưng không trách họ sẽ có thể tạo ra sự kết nối sâu sắc giữa 2 bạn.
5. Hãy xem sự ghen tị của bạn đang dạy bạn những gì. Sự ghen tị có thể cho bạn biết cái bạn muốn. Nếu bạn ghen tị với ai đó vì họ có nhiều tiền hơn, hãy tự hỏi bản thân, làm thế nào để kiếm được nhiều tiền hơn thế trong cuộc đời bạn? Nếu bạn ghen tị với ai đó vì họ đẹp, hãy tự hỏi bạn có thể đẹp hơn ở những điểm nào?
Khi bạn bắt đầu hành động để có được cái bạn muốn, bạn sẽ không còn cảm thấy ghen tị với người khác nữa. Thay vì đó, bạn sẽ cảm thấy hứng thú, kích thích bởi bạn đang trên con đường tới cái bạn mong đợi.
6. Cần thay đổi những niềm tin sai lệch là gốc rễ của sự ghen tị như: “Tôi không đủ tốt, không đủ xinh xắn hay không đủ giàu” hoặc “Họ xinh hơn, thông minh hơn hay tốt hơn tôi”. Niềm tin có thể thay đổi. Nếu làm được, bạn sẽ thay đổi được cách bạn cảm nhận.
Hãy dành cho bản thân một niềm tin mang tính khuyến khích và bạn sẽ dễ chịu, dễ thở hơn nhiều. Tiếp xúc với những người lạc quan, tự tin và hạn chế giao lưu với những ai hay “than vắn thở dài” bởi họ chỉ càng lôi bạn xuống sâu hơn thôi.
Khi bạn chủ động tạo một cuộc sống hạnh phúc cho mình, bạn sẽ thấy sự giận dữ, lòng ghen tị và những đau khổ dằn vặt tự nhiên tan biến.
Gợi ý
- Cần phải biết rằng ghen tị không đồng nghĩa với tình yêu. Đôi lúc, người ta nghĩ rằng, khi cảm thấy ghen tị về ai đó tức là đang yêu người ấy. Ghen tị không phải là yêu, mà là nỗi sợ và giận dữ vì mất tình yêu. Lòng ghen tị mất đi khi bạn thực sự yêu chính bản thân mình và người khác dù cho bất cứ chuyện gì bạn đang phải trải qua.
Cảnh báo
- Nếu sự ghen tị trong mối quan hệ của bạn đang dẫn tới tranh giành quyền lực hay sự kiểm soát, đó là dấu hiệu cho thấy đằng sau đó là một vấn đề mang tính gốc rễ cần phải được giải quyết.
- Không được cho phép người khác “kiểm soát” bạn. Thà sống một mình còn hơn là phải sống với những người cảm thấy họ đang “sở hữu” bạn. Một người ưa kiểm soát cũng dễ sinh lòng ghen tị, đi cùng với rất nhiều những cảm xúc mà chẳng cái nào trong đó là đáng hoan nghênh cả.
Theo: Dân Trí
2. Nhìn lại quá khứ của bạn để hiểu tại sao bạn cảm thấy bấp bênh như thế và những sự kiện gì đã khiến bạn có những cảm xúc giận dữ và ghen tị đang dày vò, phá hủy bạn. Khi xác định được gốc rễ của nó, bạn có thể bắt đầu tách bản thân ra khỏi chúng.
Việc chối bỏ sự thật có xu hướng thổi phồng những xúc cảm không có lợi và trở thành không thể chịu đựng được. Đối mặt với quá khứ có thể sẽ không dễ chịu gì nhưng bạn sẽ có được một tương lai hạnh phúc.
3. Cho phép bản thân thực sự “cảm nhận” xúc cảm đó một cách tích cực. Bạn không thể kiểm soát những gì bạn đang cảm thấy; bạn chỉ có thể kiểm soát những gì bạn đang làm từ cảm nhận đó.
Khi bắt đầu cảm thấy ghen tị, hãy tự hỏi bản thân: đó là vì sợ nhiều hơn hay vì giận nhiều hơn? Nếu có sự co thắt ở bụng, nhiều khả năng là sợ hãi. Nếu vai và hàm như lửa đốt, bạn đúng là đang giận dữ rồi.
4. Hãy thổ lộ về những cảm xúc của bạn với người mà bạn ghen tị. Nếu bạn bị làm ngơ, hãy nói điều gì đó. Giải thích rằng bạn quan tâm, bạn đang bị dằn vặt vì lòng ghen tị và không thể nào thoát khỏi ý nghĩ đó.
Tuy vậy, đừng có đưa ra bất kỳ lời kết tội hay yêu cầu gì hết. Chia sẻ những cảm xúc thực của bạn với ai đó nhưng không trách họ sẽ có thể tạo ra sự kết nối sâu sắc giữa 2 bạn.
5. Hãy xem sự ghen tị của bạn đang dạy bạn những gì. Sự ghen tị có thể cho bạn biết cái bạn muốn. Nếu bạn ghen tị với ai đó vì họ có nhiều tiền hơn, hãy tự hỏi bản thân, làm thế nào để kiếm được nhiều tiền hơn thế trong cuộc đời bạn? Nếu bạn ghen tị với ai đó vì họ đẹp, hãy tự hỏi bạn có thể đẹp hơn ở những điểm nào?
Khi bạn bắt đầu hành động để có được cái bạn muốn, bạn sẽ không còn cảm thấy ghen tị với người khác nữa. Thay vì đó, bạn sẽ cảm thấy hứng thú, kích thích bởi bạn đang trên con đường tới cái bạn mong đợi.
6. Cần thay đổi những niềm tin sai lệch là gốc rễ của sự ghen tị như: “Tôi không đủ tốt, không đủ xinh xắn hay không đủ giàu” hoặc “Họ xinh hơn, thông minh hơn hay tốt hơn tôi”. Niềm tin có thể thay đổi. Nếu làm được, bạn sẽ thay đổi được cách bạn cảm nhận.
Hãy dành cho bản thân một niềm tin mang tính khuyến khích và bạn sẽ dễ chịu, dễ thở hơn nhiều. Tiếp xúc với những người lạc quan, tự tin và hạn chế giao lưu với những ai hay “than vắn thở dài” bởi họ chỉ càng lôi bạn xuống sâu hơn thôi.
Khi bạn chủ động tạo một cuộc sống hạnh phúc cho mình, bạn sẽ thấy sự giận dữ, lòng ghen tị và những đau khổ dằn vặt tự nhiên tan biến.
Gợi ý
- Cần phải biết rằng ghen tị không đồng nghĩa với tình yêu. Đôi lúc, người ta nghĩ rằng, khi cảm thấy ghen tị về ai đó tức là đang yêu người ấy. Ghen tị không phải là yêu, mà là nỗi sợ và giận dữ vì mất tình yêu. Lòng ghen tị mất đi khi bạn thực sự yêu chính bản thân mình và người khác dù cho bất cứ chuyện gì bạn đang phải trải qua.
Cảnh báo
- Nếu sự ghen tị trong mối quan hệ của bạn đang dẫn tới tranh giành quyền lực hay sự kiểm soát, đó là dấu hiệu cho thấy đằng sau đó là một vấn đề mang tính gốc rễ cần phải được giải quyết.
- Không được cho phép người khác “kiểm soát” bạn. Thà sống một mình còn hơn là phải sống với những người cảm thấy họ đang “sở hữu” bạn. Một người ưa kiểm soát cũng dễ sinh lòng ghen tị, đi cùng với rất nhiều những cảm xúc mà chẳng cái nào trong đó là đáng hoan nghênh cả.
Theo: Dân Trí
TÌM HIỂU ĐẠO PHẬT - SỐNG ĐỜI THANH THẢN Theo PTVN
Bí quyết để có một tâm hồn thanh thản
(Hoathuytinh.com) Bạn có một tâm hồn lành mạnh hay què quặt phụ thuộc vào việc bạn có thường xuyên động viên tinh thần của mình hay không, cũng tương tự như những phản ứng của cơ thể đối với thức ăn hàng ngày của bạn. Những kinh nghiệm mà bạn tích lũy được từ cuộc sống sẽ rất có ích cho sự phát triển tinh thần của bạn,nhưng ngược lại cũng có những điều bạn nên gạt bỏ ra khỏi đầu óc mình trước khi chúng kịp trở thành một liều thuốc độc gây tổn hại đến sức khỏe tinh thần.
Khi bạn đã có được sự bình thản trong tâm hồn, bộ não của bạn sẽ tự động đào thải tất cả những suy nghĩ lo toan và những cách ứng xử không có lợi cho bạn.Nhưng trước hết, để làm được điều đó, bạn cần phải sẵn sàng gạt bỏ tất cả những ảnh hưởng tinh thần tiêu cực mà bạn không hề mong muốn chúng trở thành một phần trong tính cách của mình. Tôi dùng từ "gạt bỏ" để chỉ việc chuyển hóa những tư tưởng tiêu cực thành những tư tưởng tích cực. Đơn giản bạn chỉ cần tránh xa những suy nghĩ không lấy gì làm vui vẻ và hãy nghĩ về mọi việc theo chiều hướng tích cực.
O Henry ( bút danh của tác giả người Mỹ chuyên viết truyện ngắn William Sydney Porter ) từng phạm tội và bị tuyên án tù, nhưng sau đó ông đã thử tài mình trong lĩnh vực viết lách. Kết quả ông trở thành một nhà văn nổi tiếng trong lĩnh vực văn học.
Những thất bại thời trai trẻ của Jack London đã được ông chuyển thể thành tiểu thuyết và nhờ đó ông trở thành một tác giả nổi tiếng trên thế giới. Những câu chuyện của ông cho tới ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.
Knut Hamsun, một người di cư gốc Na-Uy thường xuyên gặp phải thất bại trong mọi việc. Cuối cùng quá tuyệt vọng, anh ta quyết định viết hồi ký về những điều bất hạnh mà mình đã từng gặp với nhan đề "Đói khát". Cuốn sách đã giúp cho Hamsun giành giải Nobel văn học và hàng loạt các nhà xuất bản trên thế giới tranh nhau đăng ký bản quyền cuốn sách đó. Nhờ thế mà Knut trở nên giàu có với lượng tài sản kếch xù đủ để anh ta sống nốt phần đời còn lại trong sung sướng.
Vậy, bạn hãy luôn nhớ rằng những trải nghiệm trong cuộc sống - dù tốt hay xấu - đều không quan trọng bằng phản ứng của con người trước sự việc đó. Để hạn chế suy nghĩ về những điều không vui, ta chuyển hóa chúng thành những lợi ích vô giá của cá nhân nói riêng và của thế giới nói chung.
Charles Dickens đã từng thất bại với mối tình đầu của mình. Nhưng thay vì nhảy lầu hay uống một liều thuốc ngủ nào đó để tự vẫn,ông đã lấy mối tình không được đền đáp của mình làm nguồn cảm hứng viết nên tác phẩm "David Copperfield" - một kiệt tác mở ra cho ông một sự nghiệp mới với bao vinh quang và của cải như một ông hoàng.
Thông thường, trước khi tự nhận thức được về chính bản thân, ta thường trải qua cảm giác e dè, thất vọng và thất bại. Harry Truman đã từng thất bại trong lĩnh vực may mặc những rồi cuối cùng ông đã trở thành Tổng thống thứ 33 của Hoa Kỳ qua 2 nhiệm kỳ.
Ngày nay chúng ta thật may mắn khi nhận thấy rằng trên đời này không hề có thất bại nào là vĩnh viễn và rằng rồi mọi việc cũng sẽ trôi qua, thay vào đó là những vận may tương tự hoặc lớn hơn thế nữa.
Bên cạnh đó, cũng thật may mắn khi chúng ta cũng nhận ra rằng đa phần trong số những điều được gọi là "thất bại" kia đều ẩn chứa trong nó những cơ hội lớn hơn, niềm hạnh phúc sâu hơn và tầm tri thức rộng hơn.
Điều kỳ lạ là nhiều người hiếm khi tìm lại được chính mình cho đến lúc họ gặp thất bại. Ngoài sự sắp đặt của Đấng Sáng tạo, có lẽ chẳng có lời giải thích nào khác. Một người thợ mỏ dành phần lớn thời gian của mình vào việc đào vàng đã tình cờ phát hiện được mỏ đồng lớn nhất thế giới. Số là lần nọ, con la trung thành của anh ta đang chở toàn bộ dụng cụ khai thác và đồ dùng sinh hoạt thì bị rơi xuống một cái hố, bị gãy chân. Trong lúc đang cố gắng kéo cái chân ra khỏi cái hố, anh ta phát hiện ta mỏ đồng vô giá đó.
Hãy nhớ rằng, mỗi khi gặp thất bại dưới bất kỳ hình thức nào, rất có thể một người bạn vô hình nào đó đang âm thầm cứu bạn thoát khỏi rắc rối đấy!
Khi bạn đã có được sự bình thản trong tâm hồn, bộ não của bạn sẽ tự động đào thải tất cả những suy nghĩ lo toan và những cách ứng xử không có lợi cho bạn.Nhưng trước hết, để làm được điều đó, bạn cần phải sẵn sàng gạt bỏ tất cả những ảnh hưởng tinh thần tiêu cực mà bạn không hề mong muốn chúng trở thành một phần trong tính cách của mình. Tôi dùng từ "gạt bỏ" để chỉ việc chuyển hóa những tư tưởng tiêu cực thành những tư tưởng tích cực. Đơn giản bạn chỉ cần tránh xa những suy nghĩ không lấy gì làm vui vẻ và hãy nghĩ về mọi việc theo chiều hướng tích cực.
O Henry ( bút danh của tác giả người Mỹ chuyên viết truyện ngắn William Sydney Porter ) từng phạm tội và bị tuyên án tù, nhưng sau đó ông đã thử tài mình trong lĩnh vực viết lách. Kết quả ông trở thành một nhà văn nổi tiếng trong lĩnh vực văn học.
Những thất bại thời trai trẻ của Jack London đã được ông chuyển thể thành tiểu thuyết và nhờ đó ông trở thành một tác giả nổi tiếng trên thế giới. Những câu chuyện của ông cho tới ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.
Knut Hamsun, một người di cư gốc Na-Uy thường xuyên gặp phải thất bại trong mọi việc. Cuối cùng quá tuyệt vọng, anh ta quyết định viết hồi ký về những điều bất hạnh mà mình đã từng gặp với nhan đề "Đói khát". Cuốn sách đã giúp cho Hamsun giành giải Nobel văn học và hàng loạt các nhà xuất bản trên thế giới tranh nhau đăng ký bản quyền cuốn sách đó. Nhờ thế mà Knut trở nên giàu có với lượng tài sản kếch xù đủ để anh ta sống nốt phần đời còn lại trong sung sướng.
Vậy, bạn hãy luôn nhớ rằng những trải nghiệm trong cuộc sống - dù tốt hay xấu - đều không quan trọng bằng phản ứng của con người trước sự việc đó. Để hạn chế suy nghĩ về những điều không vui, ta chuyển hóa chúng thành những lợi ích vô giá của cá nhân nói riêng và của thế giới nói chung.
Charles Dickens đã từng thất bại với mối tình đầu của mình. Nhưng thay vì nhảy lầu hay uống một liều thuốc ngủ nào đó để tự vẫn,ông đã lấy mối tình không được đền đáp của mình làm nguồn cảm hứng viết nên tác phẩm "David Copperfield" - một kiệt tác mở ra cho ông một sự nghiệp mới với bao vinh quang và của cải như một ông hoàng.
Thông thường, trước khi tự nhận thức được về chính bản thân, ta thường trải qua cảm giác e dè, thất vọng và thất bại. Harry Truman đã từng thất bại trong lĩnh vực may mặc những rồi cuối cùng ông đã trở thành Tổng thống thứ 33 của Hoa Kỳ qua 2 nhiệm kỳ.
Ngày nay chúng ta thật may mắn khi nhận thấy rằng trên đời này không hề có thất bại nào là vĩnh viễn và rằng rồi mọi việc cũng sẽ trôi qua, thay vào đó là những vận may tương tự hoặc lớn hơn thế nữa.
Bên cạnh đó, cũng thật may mắn khi chúng ta cũng nhận ra rằng đa phần trong số những điều được gọi là "thất bại" kia đều ẩn chứa trong nó những cơ hội lớn hơn, niềm hạnh phúc sâu hơn và tầm tri thức rộng hơn.
Điều kỳ lạ là nhiều người hiếm khi tìm lại được chính mình cho đến lúc họ gặp thất bại. Ngoài sự sắp đặt của Đấng Sáng tạo, có lẽ chẳng có lời giải thích nào khác. Một người thợ mỏ dành phần lớn thời gian của mình vào việc đào vàng đã tình cờ phát hiện được mỏ đồng lớn nhất thế giới. Số là lần nọ, con la trung thành của anh ta đang chở toàn bộ dụng cụ khai thác và đồ dùng sinh hoạt thì bị rơi xuống một cái hố, bị gãy chân. Trong lúc đang cố gắng kéo cái chân ra khỏi cái hố, anh ta phát hiện ta mỏ đồng vô giá đó.
Hãy nhớ rằng, mỗi khi gặp thất bại dưới bất kỳ hình thức nào, rất có thể một người bạn vô hình nào đó đang âm thầm cứu bạn thoát khỏi rắc rối đấy!
Nguon:http://hoathuytinh.com/v2/story-detail.php?storyID=3028
Duy Tuệ
Nguon: http://www.duytue.org/index.php?option=com_content&view=article&id=301:giai-thoat-trong-cuoc-song-hang-ngay&catid=56:bai-phap-mo-dau&Itemid=94
Giải Thoát Trong Cuộc Sống Hàng Ngày
Có người hỏi rằng:
Sự giác ngộ giải thoát trong đạo Phật
Những đối tượng nào có khả năng chứng nghiệm?
Xin trả lời rằng:
Trong đạo Phật lấy hoa sen làm biểu tượng giải thoát
Hoa sen lại sống từ bùn
Bùn biểu trưng cho cuộc sống, cho các loại dục
Phật ra đời có ý nghĩa vô cùng vĩ đại
Là “khai thị ngộ nhập Phật tri kiến” cho chúng sanh
Khi chúng sanh đã nhận biết và sống được với Phật tri kiến vốn sẵn nơi mình
Ấy goị là giác ngộ và giải thoát.
Chúng sanh thì số lượng vô cùng tận
Và cũng không hẳn là chỉ riêng cho loài người
Vậy làm người ai cũng có thể giác ngộ và giải thoát
Đặc biệt là những cư sĩ tại gia
Như tổ tiên giống Việt đã từng nói:
“Nhất tu nhà, nhì tu chợ, thứ ba tu chùa”
Thế nào là giải thoát trong các dục?
Giải thoát trong ham muốn về ăn:
Ăn là để điều hoà cuộc sống của cơ thể
Chứ không phải ăn là để thoả mãn lòng ham muốn uống ăn.
Không để khẩu vị hay mùi vị của thức ăn trói buộc ta
Ấy gọi là giải thoát khỏi sự ham muốn của ăn uống.
Ăn là dục
Nhưng không bị cái ăn làm mình sung sướng hay đau khổ
Ấy là hoa sen nở trong việc ăn.
Giải thoát trong ham muốn tiền bạc:
Chúng ta phải thừa nhận tiền bạc có sức manh đặc biệt của nó
Nó có giá trị và sức mạnh khi chúng ta cần
Nó mất sức mạnh và giá trị khi chúng ta không cần hoặc không sử dụng được
Nhưng sự thật tiền bạc trói buộc con người dữ lắm
Làm sao ta giải thoát được sự ràng buộc của nó?
Dễ giải thoát nhất là trường hợp khi một người nào đó
Đã đầy đủ tiền bạc, nghĩa là không còn thèm thuồng nó nữa
Và muốn tìm một ý nghĩa trong cuộc sống
Những người ấy khi nghe được giáo lý giải thoát
Từ những bậc giác ngộ giải thoát
Người ấy dễ vào con đường giải thoát
Hoặc một người đang làm ăn buôn bán
Gặp được một bậc giác ngộ giải thoát nói giáo lý giải thoát cho họ
Nếu chủng tử giải thoát tìm ẩn sẵn và mạnh mẽ của kiếp trước lưu lại
Người ấy có thể dễ dàng bình thản trước tiền bạc
Không quá xúc động khi nó đến, lúc nó đi
Và biết sử dụng nó một cách thanh cao
Người ấy đã giải thoát khỏi sự trói buộc của nó.
Quan hệ với tiền bạc là dục
Nhưng không bị tiền bạc làm cho tâm xúc động
Ta vẫn thanh cao thanh thản với tiền bạc
Trạng thái ấy của tâm gọi là hoa sen.
Sự giác ngộ giải thoát trong đạo Phật
Những đối tượng nào có khả năng chứng nghiệm?
Xin trả lời rằng:
Trong đạo Phật lấy hoa sen làm biểu tượng giải thoát
Hoa sen lại sống từ bùn
Bùn biểu trưng cho cuộc sống, cho các loại dục
Phật ra đời có ý nghĩa vô cùng vĩ đại
Là “khai thị ngộ nhập Phật tri kiến” cho chúng sanh
Khi chúng sanh đã nhận biết và sống được với Phật tri kiến vốn sẵn nơi mình
Ấy goị là giác ngộ và giải thoát.
Chúng sanh thì số lượng vô cùng tận
Và cũng không hẳn là chỉ riêng cho loài người
Vậy làm người ai cũng có thể giác ngộ và giải thoát
Đặc biệt là những cư sĩ tại gia
Như tổ tiên giống Việt đã từng nói:
“Nhất tu nhà, nhì tu chợ, thứ ba tu chùa”
Thế nào là giải thoát trong các dục?
Giải thoát trong ham muốn về ăn:
Ăn là để điều hoà cuộc sống của cơ thể
Chứ không phải ăn là để thoả mãn lòng ham muốn uống ăn.
Không để khẩu vị hay mùi vị của thức ăn trói buộc ta
Ấy gọi là giải thoát khỏi sự ham muốn của ăn uống.
Ăn là dục
Nhưng không bị cái ăn làm mình sung sướng hay đau khổ
Ấy là hoa sen nở trong việc ăn.
Giải thoát trong ham muốn tiền bạc:
Chúng ta phải thừa nhận tiền bạc có sức manh đặc biệt của nó
Nó có giá trị và sức mạnh khi chúng ta cần
Nó mất sức mạnh và giá trị khi chúng ta không cần hoặc không sử dụng được
Nhưng sự thật tiền bạc trói buộc con người dữ lắm
Làm sao ta giải thoát được sự ràng buộc của nó?
Dễ giải thoát nhất là trường hợp khi một người nào đó
Đã đầy đủ tiền bạc, nghĩa là không còn thèm thuồng nó nữa
Và muốn tìm một ý nghĩa trong cuộc sống
Những người ấy khi nghe được giáo lý giải thoát
Từ những bậc giác ngộ giải thoát
Người ấy dễ vào con đường giải thoát
Hoặc một người đang làm ăn buôn bán
Gặp được một bậc giác ngộ giải thoát nói giáo lý giải thoát cho họ
Nếu chủng tử giải thoát tìm ẩn sẵn và mạnh mẽ của kiếp trước lưu lại
Người ấy có thể dễ dàng bình thản trước tiền bạc
Không quá xúc động khi nó đến, lúc nó đi
Và biết sử dụng nó một cách thanh cao
Người ấy đã giải thoát khỏi sự trói buộc của nó.
Quan hệ với tiền bạc là dục
Nhưng không bị tiền bạc làm cho tâm xúc động
Ta vẫn thanh cao thanh thản với tiền bạc
Trạng thái ấy của tâm gọi là hoa sen.
Nguon: http://www.duytue.org/index.php?option=com_content&view=article&id=301:giai-thoat-trong-cuoc-song-hang-ngay&catid=56:bai-phap-mo-dau&Itemid=94
0 comments:
Post a Comment