kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Wednesday, February 26, 2014

Các đối tượng đều sử dụng chung “kịch bản”: Giả danh nhà mạng nhắc nợ cước điện thoại, sau đó dẫn dụ nạn nhân bấm tiếp số hướng dẫn để gặp “cán bộ công an”. 

Ngày 25/2, nguồn tin từ Công an TPHCM cho biết, đơn vị này nhận được nhiều đơn trình báo của người dân về việc bị một số đối tượng mạo danh cơ quan công an đe dọa, buộc nạn nhân chuyển tiền vào một tài khoản bí mật rồi chiếm đoạt. 
Gần đây nhất là chiều 20/2, bà Nguyễn Thị T (ngụ quận 1, TPHCM) nhận được cuộc gọi vào máy điện thoại bàn tại nhà. Theo đơn trình báo của bà T, người đàn ông gọi điện thoại (xưng tên Hiếu công tác tại Công an TP Hà Nội) thông báo bà T liên quan vụ mua hàng cấm và rửa tiền, nên đã báo ngân hàng niêm phong tài khoản và nhà của bà T.

 Công an TPHCM xử lý một vụ giả danh công an lừa đảo.
Đối tượng này yêu cầu bà T đến ngân hàng Sacombank (quận 1) chuyển số tiền 800 triệu đồng vào số tài khoản 060078906300. Chiều cùng ngày, bà T đến ngân hàng Sacombank chuyển tiền vào tài khoản trên. Sau khi chuyển tiền xong, biết mình bị lừa, bà Thanh trình báo cơ quan công an.
Trước đó 8 ngày, bà Nguyễn Thị Bạch L (quận Bình Thạnh) nhận được cuộc gọi mạo danh một công ty điện thoại, thông báo bà đang nợ tiền cước, hồ sơ đã chuyển cho Công an Hà Nội giải quyết.

Người gọi yêu cầu bà L gọi vào tổng đài 041080 để chuyển sang số máy của Công an TP Hà Nội, gặp cán bộ điều tra trực tiếp thụ lý vụ việc.

Bà L làm theo hướng dẫn thì gặp một người đàn ông xưng danh Nguyễn Trung Hiếu, Phó trưởng Công an TP Hà Nội, cho biết bà đang đứng tên một tài khoản tại ngân hàng Vietcombank tại Hà Nội với số tiền vài chục tỉ đồng, liên quan hoạt động rửa tiền, công an đang điều tra.

Sau khi nghe bà L nói có 337 triệu đồng tiền gửi trong ngân hàng, đối tượng trên yêu cầu bà L không được cúp máy, đe dọa bắt giam và yêu cầu bà chuyển số tiền trên vào tài khoản của Thanh tra Công an để giám định.

Do lo sợ, bà L đến ngân hàng rút toàn bộ số tiền trên chuyển vào tài khoản mà đối tượng cung cấp.

Chưa dừng lại, sáng 13/2, đối tượng tiếp tục gọi đến và yêu cầu bà L chuyển 60 triệu đồng nữa để thẩm tra. Đến lúc này, bà L mới nghi ngờ bị lừa và đến công an trình báo.

"Kịch bản"

Theo Công an TPHCM, từ đầu năm đến nay, 8 trường hợp tại TPHCM bị lừa. Số tiền thiệt hại lên đến gần 2,3 tỷ đồng, trong đó có 3 nạn nhân ở quận 1, 3 nạn nhân ở quận Bình Thạnh và 2 nạn nhân ở quận Tân Bình.

Các đối tượng đều sử dụng chung “kịch bản”: Giả danh nhà mạng nhắc nợ cước điện thoại, sau đó dẫn dụ nạn nhân bấm tiếp số hướng dẫn để gặp “cán bộ công an”.

Vị "cán bộ công an" thông báo nạn nhân đang đứng tên tài khoản của ngân hàng với số tiền lớn, liên quan hoạt động rửa tiền, mà lực lượng Công an đang điều tra; đồng thời gợi hỏi nạn nhân có bao nhiêu tiền gửi tiết kiệm trong ngân hàng và đề nghị họ gửi toàn bộ số trên vào tài khoản “thanh tra công an” để điều tra làm rõ.

Theo Công an TPHCM, đây là hoạt động tội phạm có tổ chức, gồm nhiều đối tượng tham gia, hoạt động trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố trong nước và ở cả ngoài lãnh thổ.

Hiện, lực lượng công an tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng để tiếp tục điều tra, truy bắt các đối tượng phạm tội.

Nguồn: vtc.vn

0 comments:

Post a Comment

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts